Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác
    HomeVăn HóaTruyền thống- Lễ hộiGiai thoại về tết Hàn Thực (Mùng 03/03 âm lịch)

    Giai thoại về tết Hàn Thực (Mùng 03/03 âm lịch)

    “Hàn thực” theo nghĩa Hán – Việt thì “hàn” có nghĩa là lạnh, “thực” là thực phẩm là ăn uống.
    Giai thoại dân gian Bách Việt lưu truyền lại cho đời sau nhiều dị bản khác nhau về sự tích tết hàn thực… Trong đó có câu chuyện đáng để kể lại để lưu truyền về gốc gác và sự tích này hàng năm…
    Chuyện kể rằng: thời xa xưa người Việt chúng ta có rất nhiều bộ tộc. Nên các tộc người khác gọi người Việt là Bách Việt.
    Cộng đồng Bách Việt cư trú từ Nghệ Tĩnh của Việt Nam sang đến đồng bằng sông Dương Tử và đồng bằng sông Hoàng Hà Trung Quốc ngày nay.
    Trải qua cuộc đấu tranh sinh tồn hàng chục ngàn năm, hai bộ tộc tiêu biểu nhất của Bách Việt là Lạc Việt và Âu Việt dồn về phía Nam của Trung Quốc – và lãnh thổ chúng ta ngày nay.
    Cách đây mấy ngàn năm, có một đôi bạn thân ấp ủ hoài bão ‘trông coi’ thiên hạ.
    Bị triều đình phát giác và truy lùng. Đôi bạn đành phải trốn vào rừng để tổ chức kháng chiến. Một người thì giỏi võ – một người thì giỏi văn.
    Chỉ trong một thời gian ngắn – họ đã hiệu triệu được rất đông nghĩa binh. Nghĩa quân gây áp lực với triều đình. Triều đình buộc phải thỏa hiệp giao lại ngai vàng cho vị thủ lĩnh nghĩa binh (vị giỏi võ) – vì dân chúng chỉ theo Nghĩa binh mà thôi.
    Triều đình và Nghĩa binh cùng giao hẹn đúng giờ Ngọ sẽ bàn giao quyền lực. Nghĩa binh từ trên xuống dưới lục tục chuẩn bị về Kinh để nhận bàn giao và ăn mừng thắng lợi.
    Đoàn thuyền của Nghĩa binh sẽ nhổ neo vào giờ Dần (3-5 giờ sáng). Song- nhân vật giỏi văn là vị tâm phúc của vị thủ lĩnh không tìm thấy nghiên mực lậu nay vẫn dùng. Chiếc nghiên mực gắn bó với anh trong suốt thời gian làm việc nghĩa cùng Thủ lĩnh.
    Khi thì soạn thảo Binh pháp, khi thì viết Hịch hiệu triệu,lúc thì phóng bút thành thơ… Mọi người cùng anh quyết tìm bằng được.
    Nhưng đến giờ phải khởi hành, vị Thủ lĩnh ra lệnh xuất phát theo đúng kế hoạch. Khi đã ngồi vào khoang thuyền, vị giỏi văn rất “tâm tư” vì thiếu cái vật dụng đã theo đôi bạn từ thuở hàn vi đến ngày thắng lợi…
    Sau khi nhận bàn giao quyền lực trong hòa bình. Tân vương bèn “xuống chiếu” ban thưởng cho tất cả những ai có công trong sự nghiệp đại nghĩa của mình…
    Do nhiều lý do khác nhau, trong số những người được ban thưởng – lại không có người bạn chí cốt nhất của Tân Vương – đó là vị giỏi văn, giỏi chữ như đã kể trên.
    Đang “tâm tư” vì mất vật đắc dụng nhất gắn bó với đại nghiệp của đôi bạn. Lúc khải hoàn, Tân Vương lại quên mất người có công nhất đối với sự nghiệp. Buồn cho thế thái nhân tình, anh bạn giỏi chữ im lặng bỏ về quê nhà.
    Biết rằng: từ bỏ công việc ở triều đình sẽ bị khép vào tội “khi Quân phạm thượng”. Anh đành cõng mẹ già trên lưng cứ thế đi vào rừng sâu… với dự định ở ẩn…
    Sau khải hoàn, có người thắc mắc không thấy người bạn chí cốt của nhà vua đâu?
    Nhà Vua bèn ra lệnh đi tìm và thông báo yêu cầu anh phải về ngay triều đình để… Tân Vương xin lỗi và ban thưởng…
    Vì giận dỗi, anh quyết không ra khỏi khu rừng – mà tiếp tục cõng mẹ đi tiếp vào rừng sâu. Mẹ già đói không có gì ăn – anh lén giấu mẹ cắt thịt từ cánh tay của mình nấu cho mẹ ăn… kiên quyết không ra trình diện.
    Nghe quân lính trình báo với Tân Vương là anh bạn kia không ‘tuân chỉ’… Tân Vương cả giận. Ra lệnh đốt cháy khu rừng để bắt người kia phải ra và chịu tội “khi Quân phạm thượng”!
    Khu rừng đã bị cháy rụi. Người tri kỷ cũng đã thành tro bụi… Tân Vương lấy làm hối hận. Bấm đốt ngón tay vào thời khắc giờ Ngọ ngày mùng 03/03 âm lịch.
    Vừa hối hận, vừa tiếc nuối. Tân Vương bèn “xuống Chiếu” truyền cho thiên hạ kể từ đó về sau – hàng năm cứ đến ngày mùng 03/03 âm lịch không được ai đốt lửa và dùng đến lửa…
    Hỡi ôi! Không có lửa thì sao mà nấu thức ăn được? Tuân Chỉ của nhà Vua. Thương tiếc người có công vì đại nghiệp. Người dân bèn nghĩ cách là nấu những món ăn từ ngày hôm trước mà để đến ngày hôm sau vẫn không bị ôi thiu…
    Từ đó, món bánh trôi, bánh chay của người Việt ra đời. Đặc biệt, món bánh tro thì nguyên liệu ngoài bột gạo còn được ngâm với nước tro – như là một sự biểu đạt vì để tưởng nhớ khu rừng và người có công đã trở về với tro bụi!…
     ***
    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều