Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác
    HomePhật HọcGặp giấy gói đồ, báo chí có in hình ảnh Phật, Bồ...

    Gặp giấy gói đồ, báo chí có in hình ảnh Phật, Bồ tát nên xử trí thế nào?

    Trên giấy gói đồ có in hình tượng Phật, Bồ Tát, báo chí cũng thường in danh hiệu và cũng có hình tượng Phật, Bồ Tát. Gặp những chuyện này thì phải làm sao? Giấy báo này có thể đem bỏ không? Phải xử lý như thế nào?

    “Nếu những chúng sinh đó được nghe danh hiệu của Bồ Tát, thấy tượng của Bồ Tát, cho đến được nghe chừng ba chữ hoặc năm chữ trong kinh này, hoặc một bài kệ hay một câu, thì hiện tại được sự an vui thù thắng vi diệu, và trăm ngàn vạn đời vị lai thường được đoan chánh, sinh vào nhà tôn quý.”

    Đây là lời tán thán cùng cực, nói rõ sự lợi ích của sự nghe đến danh hiệu, thấy hình tượng, lời văn trong kinh điển đơn giản, nhưng hàm nghĩa sâu rộng. ‘Văn Bồ Tát danh, kiến Bồ Tát tượng’ cho đến tiếp xúc bộ kinh này, lợi ích của mỗi người có sâu cạn khác nhau. Có người hoàn toàn chẳng có dịp tiếp xúc Phật pháp, giống như những người đi tham quan du lịch, đặc biệt là đi du lịch Trung Quốc, tham quan chùa chiền ở Trung Quốc là trọng điểm của các đoàn du lịch, người ngoại quốc rất thích [đến những nơi này].

    Nếu nhà bạn có chỗ cất giữ, bạn có thể cắt hình, danh hiệu Phật, Bồ Tát trên báo, hoặc dán lên sách, làm kỷ niệm cũng tốt. Ảnh minh họa.

    Nếu nhà bạn có chỗ cất giữ, bạn có thể cắt hình, danh hiệu Phật, Bồ Tát trên báo, hoặc dán lên sách, làm kỷ niệm cũng tốt. Ảnh minh họa.

    Hơn phân nửa là tín đồ Cơ Đốc Giáo, Thiên Chúa Giáo, và những tôn giáo khác, họ chẳng biết gì về Phật pháp. Nhờ chuyến đi du lịch nên nhìn thấy các tượng Phật, tượng Bồ Tát, đương nhiên họ sẽ chẳng có lòng tin, thậm chí họ còn coi những thứ này là mê tín. Mức độ cao hơn một chút thì họ sẽ coi đó như là tác phẩm nghệ thuật, thưởng thức những tượng này như là tác phẩm nghệ thuật. Có lợi ích hay không? Có chứ. Giống như câu nói trong nhà Phật ‘Một khi lọt vào tai, vĩnh viễn thành hạt giống đạo’. Một khi lọt vào tai, và một khi lọt vào mắt có cùng ý nghĩa. Nhĩ căn nghe đến âm thanh niệm Phật, tụng kinh, đó là nhĩ căn; nhìn thấy hình tượng Phật, Bồ Tát là nhãn căn, vĩnh viễn là hạt giống đạo trong A Lại Da thức. Bất luận là cố ý, vô ý, bất luận là tán thán, hủy báng, đều trở thành hạt giống kim cang, chỉ sợ là cả đời họ chẳng có duyên được tiếp xúc, vậy thì vô cùng đáng tiếc. [Nếu họ] hủy báng cũng chẳng sao cả, khi họ tiếp xúc đến, nếu họ hủy báng thì họ sẽ chịu quả báo của sự hủy báng, sau khi chịu quả báo xong, tương lai có duyên gặp lại thì họ sẽ tin, họ sẽ có thể được độ.

    - Advertisement -

    Từ đó có thể biết, kết pháp duyên với chúng sinh là một chuyện tốt, trong thế pháp, xuất thế pháp đều là chuyện tốt hạng nhất. Lúc rộng kết pháp duyên không nên có húy kỵ gì cả, đừng cho là họ sẽ khinh nhờn, khuấy nhiễu hình tượng Phật, Bồ Tát và tạo nhiều nghiệp tội, vậy thì bạn sẽ chẳng dám đụng, bạn làm sao có thể kết duyên với chúng sinh? Khởi tâm tôn trọng, kính ngưỡng đối với Phật, Bồ Tát đó là chuyện đã vào cửa Phật rồi, chúng ta phải tôn trọng, cung kính hình tượng Phật, Bồ Tát. Nhưng khi chúng ta giới thiệu cho người khác thì không cần phải có những lo lắng này. Giới thiệu cho người khác là gieo hạt giống Phật trong A Lại Da thức của người ta, cho dù hủy báng, sỉ nhục cũng không sao, lẽ nào Phật, Bồ Tát lại hiềm trách bạn? [Những kẻ] hiềm trách đều là phàm phu, chẳng phải thánh nhân, [Phật, Bồ Tát] tuyệt sẽ chẳng hiềm trách.

    Sự phát tâm khác nhau, tâm này là nhằm đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sinh, hy vọng chúng sinh trồng hạt giống Phật, Bồ Tát, đây là chuyện tốt. Đừng nghĩ như vậy là không cung kính, đoạn mất duyên này, vậy thì rất đáng tiếc.

    Sự phát tâm khác nhau, tâm này là nhằm đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sinh, hy vọng chúng sinh trồng hạt giống Phật, Bồ Tát, đây là chuyện tốt. Đừng nghĩ như vậy là không cung kính, đoạn mất duyên này, vậy thì rất đáng tiếc.

    Cho nên hiện nay chúng ta có khi nhìn thấy, trên giấy gói đồ có in hình tượng Phật, Bồ Tát, báo chí cũng thường in danh hiệu và cũng có hình tượng Phật, Bồ Tát. Có một số đồng tu gặp những chuyện này đến hỏi tôi phải làm sao? Giấy báo này có thể đem bỏ không? Phải xử lý như thế nào? Họ rất hoang mang. Như vậy là khởi phân biệt, chấp trước, phải biết in [hình Phật, Bồ Tát] trên báo là để kết pháp duyên, trồng thiện duyên với rất nhiều chúng sinh. Chúng ta gặp thì phải xử lý như thế nào? Phải coi [hoàn cảnh] của bạn. Nếu nhà bạn có chỗ cất giữ, bạn có thể cắt hình, danh hiệu Phật, Bồ Tát trên báo, hoặc dán lên sách, làm kỷ niệm cũng tốt. Nếu không làm như vậy thì cứ xử lý như những báo chí thường cũng được, chẳng cần phải chấp trước, chẳng cần phải tính toán. Đặc biệt là người tạo ác trên thế gian này nhiều, tạo danh hiệu và hình tượng Phật, Bồ Tát càng nhiều càng tốt. Sự phát tâm khác nhau, tâm này là nhằm đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sinh, hy vọng chúng sinh trồng hạt giống Phật, Bồ Tát, đây là chuyện tốt. Đừng nghĩ như vậy là không cung kính, đoạn mất duyên này, vậy thì rất đáng tiếc.

    Chỗ này nói việc lợi ích vô cùng rõ ràng. Người có được lợi ích [nhiều hay ít là] tùy theo tâm của họ, tùy theo nguyện của họ, nếu họ có thể ‘giải’, có thể ‘hành’, thì lợi ích ấy càng thù thắng, lợi ích càng lớn. Họ nghe danh hiệu, thấy tượng, không hiểu thì cũng không thể ‘hành’, lợi ích này ẩn chứa trong A Lại Da thức của họ, bây giờ không thể đạt được lợi ích. Họ chẳng đạt được sự ‘Hiện tại thù diệu an lạc’ nói ở đây. Đến khi nào họ mới đạt được lợi ích? Đời sau khi họ có cơ duyên gặp được, lúc gặp được, nếu duyên thù thắng gặp được thiện tri thức, bạn đồng tham, đạo hữu tốt giúp họ có thể ‘giải’ có thể ‘hành’ thì lợi ích an lạc thù thắng của họ mới hiện tiền. Do đó trong ấy chẳng có mê tín, nhân duyên sai khác trong ấy vô lượng vô biên. Chúng ta phải hiểu đạo lý này, hiểu chân tướng sự thật này, khi có người đến hỏi, chúng ta có thể trả lời, giúp họ đoạn dứt nghi hoặc và sinh lòng tin. Phàm những người đến hỏi đều là người trong đời quá khứ có hạt giống này, đã từng có duyên nghe pháp, nghe danh hiệu, thấy hình tượng. Chúng ta hãy suy nghĩ kỹ càng trong đời quá khứ, thậm chí trong kiếp lâu xa về trước chúng ta đã trồng nhân, đến đời này chúng ta mới gặp được duyên, duyên mới chín muồi. Cho nên gặp được bộ kinh này liền có thể sinh tâm hoan hỷ, càng đọc càng hoan hỷ, hiểu được thì hoan hỷ, không hiểu cũng hoan hỷ, [vì đã gieo trồng] duyên rất sâu đậm! Duyên này chắc chắn là đã được gieo trồng đời trước, không thể nào đời này vừa tiếp xúc liền sinh tâm hoan hỷ, không có lý như vậy.

    Chuyện chúng ta nên làm là giúp đỡ hết thảy chúng sinh trồng thiện căn, tu Bồ Tát hạnh, thành Bồ Tát đạo.

    Chuyện chúng ta nên làm là giúp đỡ hết thảy chúng sinh trồng thiện căn, tu Bồ Tát hạnh, thành Bồ Tát đạo.

    Hiện nay có rất nhiều người nhìn thấy [hình tượng] không thể sinh tâm hoan hỷ, không phải cũng giống như chúng ta trong đời quá khứ hay sao, chúng ta là người từng trải qua nên hiểu được, đã trải qua nhiều đời nhiều kiếp mới thành tựu. Hiện nay chúng ta giúp họ trồng nhân, chúng ta cũng rất rõ phải đợi đến đời sau, kiếp sau khi duyên chín muồi thì họ mới được độ. Trong tâm người thế gian nghĩ đoạn thời gian này quá dài, nhưng trong chân tướng sự thật thì thời gian là giả, [thật sự là] chẳng có thời gian. Thời gian và không gian đều là một khái niệm trừu tượng, tuyệt chẳng phải sự thật. Kinh Hoa Nghiêm nói ‘niệm kiếp viên dung’, một niệm có thể kéo dài đến vô lượng kiếp, vô lượng kiếp có thể rút ngắn thành một niệm. Trong kinh Đại Thừa thường nói ‘mười đời xưa nay chẳng lìa một niệm’[6], chính là đạo lý này. Chúng ta chẳng nhìn thấy chân tướng, giống như chúng ta coi phim vậy, chúng ta chỉ thấy hình bóng hiện trên màn ảnh, chẳng nhìn thấy tấm phim trong máy chiếu phim, chiếu trên màn ảnh [thì nhìn thấy] có trước có sau, nếu nhìn thấy các tấm phim trong máy chiếu hình, lấy ra cả một cuồn phim thì chẳng có trước sau. Do đó có thể biết, chúng ta thấy có thời gian, có quá khứ, có tương lai là do cảm giác sai lầm nên nhìn thấy ảo tưởng này. Nếu bạn hiểu chân tướng sự thật thì bạn cũng như đang trong máy chiếu phim, nhìn thấy mỗi tấm phim chẳng có trước sau gì cả.

    Cho nên chuyện chúng ta nên làm là giúp đỡ hết thảy chúng sinh trồng thiện căn, tu Bồ Tát hạnh, thành Bồ Tát đạo. Hơn nữa phải tích cực làm, giúp đỡ mọi người vô điều kiện, trong ấy không có phân biệt, không có chấp trước, dùng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng mà làm, như vậy thì công đức tự nhiên sẽ viên mãn. Trong kinh nói lợi ích ‘trăm ngàn vạn đời thường được đoan chánh, sinh nhà tôn quý’, đây là điều mọi người trong thế gian mong cầu, chỉ nêu ra một thí dụ mà thôi, công đức lợi ích thật sự thì thù thắng hơn việc này nhiều.

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều