Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeẨm Thực- Sức KhỏeĐứng gần lò vi sóng có nguy hiểm không?

    Đứng gần lò vi sóng có nguy hiểm không?

    Lò vi sóng tồn tại hàng thập kỷ qua trong nhà bếp, giúp cho việc nấu nướng trở nên dễ dàng hơn, từ rau củ quả đông cho đến các bữa ăn được trữ đông: tất cả có thể sẵn sàng chỉ trong vài phút.

    Tuy vậy, khi sử dụng lò vi sóng, nhiều người lo ngại liệu đứng cạnh lò vi sóng thì có an toàn hay không; bức xạ từ thiết bị này có thoát ra ngoài hay không và các bức xạ rò rỉ ra ngoài có gây hại gì cho sức khỏe không.

    Nếu bạn thật sự lo lắng về điều này: Câu trả lời là “Không hẳn như vậy!”. Các tổn thương từ bức xạ của lò vi sóng là rất hiếm, theo Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Tuy nhiên, có một số lưu ý bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt khi sử dụng lò vi sóng để đảm bao an toàn tuyệt đối cho mình.

    loviong.png
    Lò vi sóng

    Vi sóng là một loại bức xạ điện từ hay các sóng năng lượng di chuyển trong không gian- theo FDA. Bức xạ điện từ có nhiều hình thức khác nhau, gồm có sóng âm thanh, tia sáng có thể thấy bằng mắt thường, tia X và tia gamma.

    Các vi sóng, cũng giống như sóng radio, là loại bức xạ không ion hóa, có nghĩa là chúng không có đủ năng lượng để phân hủy các electron thành dạng nguyên tử. Các vi sóng vì vậy không phá hủy các DNA bên trong tế bào của chúng ta – theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ.

    - Advertisement -

    Trái lại, tia X và tia gamma được phân loại là bức xạ ion hóa, có đủ năng lượng để loại các electron thành nguyên tử và có thể phá hủy tế bào và DNA của con người.

    Mặc dù các vi sóng không gây ra tác hại cho cơ thể như tia X, điều này không có nghĩa là chúng tuyệt đối an toàn. Lò vi sóng làm nóng thức ăn bằng cách làm cho các phân tử nước bốc hơi, tạo ra sức nóng. Về lý thuyết, các vi sóng có thể làm nóng các mô cơ thể như cách làm nóng thực phẩm và ở mức độ cao, vi sóng có thể gây bỏng và đục thủy tinh thể – theo FDA.

    Tuy nhiên, các tổn thương này rất hiếm xảy ra và nhìn chung chỉ xảy ra khi tiếp xúc với lượng lớn bức xạ rò rỉ qua các chỗ hỏng trong lò.

    Ngoài ra, FDA còn yêu cầu các lò vi sóng phải được thiết kế để không xảy ra sự rò rỉ này; chẳng hạn như các lò vi sóng phải có hai hệ thống khóa bên trong để làm ngừng việc sản xuất ra các vi sóng khi cửa bếp mở ra. Ngoài ra, cơ quan này cũng yêu cầu các lò vi sóng phải có một hệ thống điều chỉnh để ngăn không cho thiết bị này hoạt động nếu một trong các hệ thống khóa bên trong bị hỏng.

    Tuy nhiên, nếu các bộ phận của lò bị hỏng có thể làm rò rỉ các vi sóng.

    Hãy lưu ý sức nóng

    FDA khuyến nghị người sử dụng nên kiểm tra lò vi sóng một cách cẩn thận và không nên sử dụng nếu cửa lò không hoạt động bình thường hoặc khi cửa bị bẻ cong, lệch hay hư hỏng gì đó. Và cũng tránh đứng trực diện hay trườn thẳng tới lò vi sóng trong thời gian dài, khi lò đang hoạt động.

    Dù các tổn thương do vi sóng khá hiếm nhưng người sử dụng có thể thường xuyên bị bỏng nhiệt do chạm vào các vật chứa và thức ăn đang nóng hay các chất lỏng trong vật chứa đang ở nhiệt độ cao. Do vậy, nên tuân thủ đầy đủ các lưu ý cơ bản khi xử lý các thức ăn và thức uống nóng trong lò để đảm bảo bạn không bị bỏng.

    Đức Hòa
    (theo Live Science)

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều