Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomeLịch Sử- Tư LiệuĐức Phật và Karl Marx

    Đức Phật và Karl Marx

    Nếu Đức Phật Tổ Như Lai xuất thân là một Thái tử có cung vàng điện ngọc và nhiều tỳ thiếp vây quanh hầu hạ,cung phụng-Nhưng Ngài vẫn nhất quyết xuất gia-Để tìm con đường cứu khổ,cứu nạn cho chúng sinh… 
    Thì 24 thế kỷ sau Karl Marx (phát âm tiếng Đức: [kaːɐ̯l ˈmaːɐ̯ks], thường được phiên âm tiếng Việt là Các Mác (5 tháng 5 năm 1818 – 14 tháng 3 năm 1883) là một nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà xã hội học, nhà lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái.Xuất thân từ một gia đình quý tộc,học thần học,triết học ở trường dòng Thiên chúa giáo. Nhưng khi tiếp thu và tổng hợp những tinh hoa của mọi ngành khoa học lúc bấy giờ, lại thấy xã hội bất công, nên cũng như Đức Phật-Karl Marx đã từ bỏ mọi danh lợi-Để dấn thân tìm con đường mong cho thế giới đại đồng(!)
    Nếu bậc Giác Ngộ Như Lai chứng ngộ- Thấy và biết mọi vấn đề để đưa ra một hệ thống giáo lý,triết lý vi diệu nhằm hoá giải mọi nỗi khổ niềm đau cho chúng sinh-Thì K.Marx cũng rất giống như vậy:”Giải phóng cho nhân loại khỏi ách áp bức,bóc lột”!
    Triết học Karl Marx hiện nay vẫn là ngọn đèn pha soi sáng về thế giới quan,nhân sinh quan và phương pháp luận trong các trường đại học và các viện nghiên cứu khắp nơi trên thế giới!
    Ngày 12 tháng 11 năm 1999, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị Quyết A/54/235 công nhận ngày trăng tròn tháng 5 là Đại lễ Vesak kỷ niệm ngày đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.
    Trong Nghị Quyết của Đại hội đồng LHQ viết rằng:“Lời dạy của đức Phật, và thông điệp về từ bi,hòa bình và thiện tâm của Ngài đã chuyển hóa hàng triệu người…Thừa nhận ngày trăng tròn tháng 5 hàng năm là ngày thiêng liêng nhất của người Phật tử, kỷ niệm ngày sinh, thành đạo và nhập niết bàn của đức Phật.”
    Nếu chủ nghĩa Marx là duy vật biện chứng-Thì giáo lý Phật giáo cũng vô thần và rất biện chứng(biểu hiện ở bánh xe luân hồi).
    Mọi so sánh đều khập khiễng. Nhưng khi viết những dòng này,bỗng lại nghĩ rằng: Chân lý đức Phật và chủ nghĩa Mác-Thực ra đó là một(!)
    Nghiên cứu,vận dụng,thực hành và tu tập giáo lý đức Phật-Cũng như vận dụng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận chủ nghĩa Mác là câu chuyện, và là “hồ sơ”dài kỳ mà tất cả các nhà nghiên cứu Phật học và Mác học cần hết sức quan tâm.
    Mong lắm thay./.
    27/2/2020,Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều