Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìnDư luận và thái độ của người Phật tử

    Dư luận và thái độ của người Phật tử

    Hơn ba năm rồi, từ sự kiện cúng sao giải hạn tại chùa Phúc Khánh, Phật giáo chưa từng được bình yên. Hết đợt sóng này, xô tiếp một đợt sóng khác. Phần thì ngoại đạo, truyền thông bẩn tấn công, phần cũng do nội bộ xử lý thiếu tế nhị, gây tổn thương cho cục diện Phật giáo.
    Phải chăng một phần vì giáo hội chịu ảnh hưởng định hướng của dư luận? Không nhìn ở góc độ sâu xa hơn, để cảm thông và bảo vệ Tăng đoàn, không phải, mỗi lần quý thầy, quý sư cô lỡ té, một bước đi sai đường là cố tình chặt chân họ.
    Chính những share, like vô tình của người Phật tử về những tin tức bất lợi cho Phật giáo, không chịu tìm hiểu cặn kẽ, đã góp phần tạo nên khủng hoảng truyền thông Phật giáo. Phải chăng, khi ném đá một ai đó, là họ tự cho mình cái quyền trở nên cao thượng nhằm che lấp những lỗi lầm ẩn khuất!
    Đấu tố nhà sư, muốn đuổi họ ra đời, mà hoàn toàn không căn cứ vào giới luật đã chế. Đức Phật, khi Yết Ma chỉ lỗi trong Tăng hay bất kỳ Tăng Sự nào, đều không cho người chưa thọ giới cụ túc tham dự. Báo chí Phật giáo là tiếng nói chung của cộng đồng Tăng Ni Phật tử, tuyệt đối không thể đưa ra những tin tức bất lợi cho Phật giáo, rồi buộc giáo hội chạy theo giải quyết.
    Trong khi, quý thầy, quý sư cô hoàn toàn không phạm giới Ba La Di, thì các cơ quan truyền thông của Phật giáo hay Tăng Ni được phỏng vấn phải trình qua giáo hội, tìm cách xử lý nội bộ, bằng cách triệu tập đương sự, lắng nghe người trong cuộc giải trình, giúp họ sám hối, sửa sai, khắc phục và thông cáo báo chí, là trường hợp vi phạm ấy bị xử lý thích đáng, đúng tinh thần giới luật của nhà Phật.
    Ngay cả khi chư Tăng Ni phạm tội Ba La Di nhưng vì lòng thiết tha tu học, Đức Phật vẫn cho làm học pháp Tỳ Kheo, dù không có đầy đủ quyền lợi của một Tỳ Kheo thanh tịnh, trong thời gian hành pháp sám hối, dù dưới cả Sa Di, nhưng hơn hẳn hàng Phật tử tại gia.
    Thì ngay cả những vụ lùm xùm trên mạng như Sư Pháp Định, Thầy Thanh Toàn, Sư cô Hạnh Thảo, đều không phải phạm Ba La Di thì Phật tử có quyền gì lên tiếng? Yêu cầu giáo hội trục xuất quý thầy, quý sư cô đó ra đời?
    Thử hỏi, quý vị có từng nghĩ để đào tạo ra một Tăng sĩ phục vụ cho giáo hội phải tốn mất bao nhiều tâm huyết và thời gian? Nếu đúng giới luật Thanh Văn, họ còn là một Tỳ Kheo như pháp, thì tại sao không lên tiếng bảo vệ: “Tội này không phải Ba La Di, vẫn còn cứu chữa được và cho họ một cơ hội sám hối?”
    Triệt đường tu của người khác đang tu thì liệu mình có tốt đẹp gì. Đức Phật còn cảm hoá tên cướp Ương Quật Ma La thành A La Hán, thì tại sao những người nhân danh Phật tử lại không dùng đức thi ân? Trong khi quý thầy quý cô còn đang tu là còn phải sửa.
    Sự kiện sư cô Hạnh Thảo, đến nay đã 4 tháng, mẹ của bé gái bị sư cô đánh đã viết đơn tự nguyện giải trình là chấp nhận với cách giáo dục của cô. Vì con cô đã nhiều lần nói dối. Thiết nghĩ việc làm của sư cô Hạnh Thảo là “thương cho roi, cho vọt”. Những kẻ luôn miệng kêu gọi mẹ bé không đem con gửi chùa Long Nguyên nữa liệu có chịu nhận nuôi đứa bé như sư cô Trụ Trì? Có đủ khả năng chăm sóc cho đứa bé nên người thành bậc Trung Lương Đống Kiệt trong Phật Pháp?
    Nếu cho rằng sư cô Hạnh Thảo sai, thì phải xét đến động cơ sư cô đánh trẻ vì lý do gì? Bởi sư cô hoàn toàn không nhận tiền nuôi trẻ từ thiện, mà đang nhận trách nhiệm đào tạo ra con người thừa kế Phật Pháp tương lai cho giáo hội.
    Sự dạy dỗ của người thầy, đôi khi phải khắc khổ, để trui rèn cho đứa trẻ từ bỏ những thói hư tật xấu của mình, cho nên người. Nếu hôm nay không dạy cháu bỏ tật dối trá, thì tương lai cháu sẽ thành một kẻ chuyên lừa đảo, thì giáo hội quy trách nhiệm về ai? Lẽ nhiên là “giáo bất nghiêm sư chi đoạ”!Nghiêm cũng bị quở trách, không nghiêm sẽ bị chê cười.
    Nếu các trang báo Phật giáo tiếp tục thổi phồng sự kiện ấy lên, quý Phật tử tiếp tục share và bình luậnnguyền rủa vô tội vạ thì chính là đang góp phần vào sự diệt vong của chánh pháp. Còn chùa nào dám nhận nuôi dạy điệu, trong khi luôn chịu sự xăm xoi của truyền thông và dư luận?
    Nếu mẹ của bé Trần Võ Khánh Như không khởi kiện, thì tại sao ai đó lại cố tình vạch lỗi sư cô Hạnh Thảo mà không nghĩ, đâu chỉ riêng cá nhân sư cô Hạnh Thảo, hay hai bé tiểu phải gián đoạn việc tu hành, chùa Long Nguyên bị ảnh hưởng mà cả Phật giáo chịu hệ lụy.
    Chính Đức Phật từng dạy La Hầu La về giới nói dối này, trong kinh Giáo Giới La Hầu La. Ngài thí dụ người không trung thực như thau nước đổ đi vậy. Trong khi cô Võ Thị Thuý Hạnh muốn sư cô Hạnh Thảo tiếp tục dạy con mình, thì ai có quyền can thiệp? Nếu sự can thiệp đó, biến đứa bé thành thau nước đục, thì tương lai đứa bé sẽ ra sao? Nếu mẹ đứa bé dạy con được, thì sao phải chấp nhận đem con đi gửi chùa?
    Sự phẫn nộ của dư luận, phải chăng là hoàn toàn hữu lý? Trong khi, thầy với trò là nhân duyên mà cũng là oán kết từ bao đời, hôm nay đến để trả ân oán lẫn nhau. Người học Phật phải tỉnh táo quán sát nhân duyên, quán sát quả báo, đừng chạy theo dư luận, đừng tự gây ác nghiệp cho mình.
    Đó là lý do Đức Phật nói kinh Bổn Sanh và Bổn Sự. Bởi tất cả không lìa nhân quả ba đời. Mọi sự can thiệp không khéo, đều dính vào nhân quả trong tương lai. Vì người lỗi đã có nhân quả xử, còn ai nhân cơ hội đó khởi ác tâm, chà đạp họ thì đó là tự mình tạo nhân ác trong tương lai. Nên Phật tử phải tỉnh giác khi dùng mạng xã hội.
    Trong nhà Phật, có hai giai thoại thiền về sự giáo dục. Rất đáng suy gẫm!
    Một chú tiểu mếu máo đi về thưa sư phụ: ”Con không có ăn cắp, nhưng họ lại vu oan cho con là ăn cắp. Người thầy bèn đánh chú tiểu.
    Tiểu nói: ”Con không ăn cắp, sao thầy lại đánh con? Thầy đáp: ”Thầy đánh con vì tướng con giống thằng ăn cắp”. Đó là tình thương của người thầy.
    Lại có một đứa bé ngỗ nghịch, thích trèo lên cây đái lên đầu người khác. Lão nông phu nọ, bị nó chơi vậy nên bèn nghĩ ra kế ngày nào cũng đi qua lại chỗ đó, cho nó đái lên đầu, lâu thành thói quen. Một hôm, vua đi ngang qua. Đứa trẻ không biết. Bèn trèo lên cây đái lên đầu vua bèn bị xử trảm.
    Khi một đứa trẻ không thể hiểu lý lẽ, thì việc răn đe là cần thiết. Nếu việc sư cô Hạnh Thảo lỡ tay, thì đã có gia đình thông cảm. Ngoài ra, những ai muốn nhân cơ hội này đánh phá Phật giáo, thì đó chỉ là việc làm của kẻ tiểu nhân.
    Trong thời gian chịu sự khiển trách của Giáo Hội, rất mong sư cô Hạnh Thảo nổ lực chuyên cần sám hối, để hoá giải oan kết nhiều đời giữa thầy và trò, như trong Lương Hoàng Sám Pháp đã giáo huấn.
    Riêng việc dùng đòn roi dạy bảo, thiết nghĩ nếu thời nay, đã không thích hợp, thì rất mong chư tôn đức Tăng Ni các tự viện nên dùng các biện pháp uyển chuyển như: “quỳ nhang, chép kinh, niệm Phật, lạy sám hối…” để nuôi dưỡng tâm hồn các chú tiểu. Đây cũng là bài học cho sư cô Hạnh Thảo. Dù biết thầy đánh trò, chẳng khác nào tự quất mình. Trò đau một, thầy đau mười. Chỉ có bậc làm thầy đã từng nuôi dạy đệ tử thì mới thấu hiểu nổi lòng.
    Than ôi! Truyền thông Phật giáo mà chẳng tỉnh táo, nhằm mục đích câu view khác gì thế tục? Chẳng khác nào tự vả vào mặt mình rồi vô minh cười hỉ hả. Nếu như giải quyết sự việc không thỏa đáng giữa tình và lý, buộc sư cô Hạnh Thảo phải ra đời, thì đó là tiền đề cho dư luận định hướng giáo hội.
    Nếu mẹ bé vì thế xiêu lòng, đem con về không gửi chùa, thì sau này các khoá tu mùa hè sẽ trống vắng. Còn ai muốn gửi con vào chùa, huống nữa cho các cháu đi tu?
    Đó đoạn dứt Thánh chủng vì không còn ai dám “kế vãng khai lai, báo Phật ân đức. Rất mong quý Phật tử tri tường.
    Pháp Lữ
    Bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả và đã được sự đồng ý của tác giả khi chúng tôi đăng lên website này!

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều