Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếĐối thoại đầu tiên giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo tại...

    Đối thoại đầu tiên giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo tại Phật Quang Sơn

    Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên Tôn giáo (PCID) phối hợp với Phật Quang Sơn, tổ chức Đối thoại Liên tôn giáo Tự viện (MID) đồng tổ chức Hội thảo Liên tôn Quốc tế tại thành phố Cao Hùng, Nam Đài từ ngày 14-18/10/2018. Hội thảo với chủ đề “Hành động chánh niệm và sự chiêm nghiệm tích cực: Cuộc đối thoại của nữ tu Phật giáo và Thiên Chúa giáo”.
    70 vị nữ tu Phật giáo và Thiên Chúa giáo tham gia vào cuộc đối thoại chủ yếu đến từ Đài Loan và các quốc gia: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Campuchia, Philippines, Brazil, Ý, Đức, Na Uy và Hoa Kỳ.


     

     

    Ngài Giám mục Miguel Ángel Ayuso Guixot – Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên tôn; Đức Ông Indunil Janakaratne Kodithuwakku Kankanamalage – Phụ tá Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn; Linh mục William Skudlarek OSB – Phó Giáo sư Thần học, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ủy ban Bắc Mỹ cho Đối thoại Liên tôn Monastic, đã dẫn đầu phái đoàn gồm 14 nữ tu Thiên Chúa giáo đến từ châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Trong đó có Nữ Tiến sĩ Simone Sinn – Thư ký Nghiên cứu về Thần học công và Quan hệ Liên tôn tại Liên đoàn Thế giới Lutheran (LWF) Geneva (Thụy Sĩ).
    Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói về mối quan hệ giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo trong cuốn sách năm 1994 của Ngài “Qua ngưỡng cửa hy vọng” (Crossing the Threshold of Hope).
    Trong cuốn sách, đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ: Phật giáo – giống như Thiên Chúa giáo – là tôn giáo của sự cứu rỗi, nhưng “giáo lý về sự cứu rỗi trong Phật giáo và Thiên Chúa giáo đối lập nhau”.
    Ngài viết: Bằng sự giác ngộ của mình, đức Phật “chỉ ra cõi ta bà ẩn chứa mọi nỗi khổ, niềm đau – nơi khởi nguồn cho cái ác và gây đau khổ cho con người”. Do đó, mỗi người cần phải đi tìm con đường giải thoát cho riêng mình.
    Tuy nhiên, sự giải thoát khỏi khổ đau này không đem con người đến gần hơn với Thượng đế, và “Phật giáo được coi là “hệ thống ‘vô thần’ trên quy mô rộng lớn”.
    Con người không nên buông thả bản thân để cuốn vào những điều tệ hại – thứ che lấp đi bản chất tốt đẹp vốn có. Tìm con đường giải thoát bằng cách tách rời cuộc sống cũng không phải là điều đúng”.
    Có một sự khác biệt lớn, đó không phải là sự nối kết với đức Chúa, mà là một nơi được gọi là Niết bàn, trạng thái an lạc tuyệt đối so với thế giới này”, ngài chia sẻ.

     

     

    Ngược lại, Thiên Chúa giáo “xây dựng nền văn minh, đặc biệt là ‘nền văn minh phương Tây’, được đánh giá là một sự tiếp cận tích cực với thế giới. Nơi đây phát triển mọi thành tựu khoa học và công nghệ, hai nguồn tri thức khởi nguồn từ truyền thống triết học Hy Lạp và sự phát khởi của Judeo – Thiên Chúa”.

    V
    ì lý do này, Thánh Gioan Phaolô kết luận, “không phải là không hợp lý khi lưu ý những tín đồ Thiên Chúa giáo cần nhiệt tình chào đón những quan điểm tôn giáo có nguồn gốc từ Viễn Đông – ví dụ, kỹ thuật và phương pháp thiền định cũng như cách thực hành”.
    Ngài viết, “một phần tư trong số đó đã được chấp nhận một cách tích cực và hợp thời”.
    Chương trình nghị sự của cuộc đối thoại quốc tế Phật giáo – Thiên Chúa giáo lần đầu tiên cho các vị nữ tu bao gồm các mục sau: Nguồn gốc, sự tiến hóa; cuộc sống trong tu viện của nữ giới Phật giáo và Thiên Chúa giáo hiện nay; Phật giáo và Thiên Chúa giáo hướng tới sự chiêm nghiệm tích cực và hành động chiêm niệm (Chánh niệm và Chánh nghiệp); Thiền Phật giáo và sự chiêm nghiệm của Thiên Chúa giáo; hoạt động của nữ tu Phật giáo và Thiên Chúa giáo đối với nhân loại; nữ giới tôn giáo thúc đẩy “Tài năng Nữ giới”; chia sẻ những câu chuyện về sự đoàn kết giữa Phật giáo – Thiên Chúa giáo và hình dung về những điều khả thi trong tương lai.
    Cuộc Đối thoại Liên Tôn giáo thế giới giữa Phật giáo – Thiên Chúa giáo hướng tới hai mục đích chính:
    1. Thúc đẩy đối thoại về kinh nghiệm tâm linh hoặc tôn giáo: Đối thoại về kinh nghiệm tôn giáo, nơi con người, bắt nguồn từ truyền thống tôn giáo của họ, chia sẻ về đời sống tinh thần, chẳng hạn như việc cầu nguyện và chiêm niệm, đức tin và cách đi tìm Thiên Chúa hoặc Tuyệt đối (Đối thoại và Tuyên ngôn, trang 42);
    2. Tạo thêm không gian cho nữ giới tham gia và đối thoại liên tôn giáo.
    Vân Tuyền (Nguồn: Breitbart News)
    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều