Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìn"Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo...

    “Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” (?)

    Việt Nam là một quốc gia-dân tộc có lịch sử gần 5000 năm văn hiến. Phật giáo du nhập vào Việt Nam hơn 2000 năm nay. Có người ví rằng Phật giáo như hạt giống tốt được ươm trên mảnh đất màu mỡ của xứ sở văn hiến hàng ngàn năm. Nên Phật giáo đồng hành phát triển Trường Tồn cùng dân tộc. Đó chính là duyên lành của đất nước,con người Việt Nam và Phật giáo: ”Mái chùa che chở hồn dân tộc”(!)
    Bụt là tên gọi dùng để gọi Phật, theo cách gọi dân gian. Được dịch nguyên gốc từ tiếng Phạn là Buddha. Bud trong tiếng Phạn có nghĩa là hiểu biết, thấu tỏ, Dha có nghĩa là người. Dịch đầy đủ Buddha có nghĩa là người đã thấu biết tất cả . Chuyện Tấm Cám trong cổ tích Việt Nam”Bụt hiện lên giúp đỡ cô Tấm”. Đó là một nhân vật huyền thoại, có phép thần thông biến hoá,biểu tượng của tài năng và hiền lành đức độ trong trí tưởng tượng của Nhân dân ta. Do vậy ,khi thấy ai hiền lành thì trong dân gian thường ví: ”Lành như bụt”. (tục ngữ) .Hoặc chưa gặp duyên về uy tín thì: ”Bụt chùa nhà không thiêng”. (tục ngữ). Nhân vật trong truyện cổ tích: Bụt là một ông lão tốt bụng, có phép thuật, mặc đồ trắng, râu tóc bạc phơ,thường xuất hiện để giúp đỡ những người hiền lành khi họ gặp khó khăn và khóc…Như vậy, người Việt gọi bụt gần đồng nghĩa, đồng âm với âm gốc của tên gọi này(Bud).
    Trong dân gian,Bụt đồng nghĩa với tất cả tính thiện và là những điều tốt đẹp nhất. Còn “Ma” chỉ là trí tưởng tượng để chỉ tất cả những điều xấu xa nhất.
    Cà-sa, là một loại áo dài mặc ngoài của giới tăng lữ Phật giáo, được may bằng các mảnh vải ghép lại, có hình chữ nhật dài để quấn quanh người.
    Áo cà-sa có ba loại: to, vừa và nhỏ. Loại to gồm 9 – 25 mảnh vải (còn gọi cửu điều), loại vừa có 7 mảnh (còn gọi thất điều), loại nhỏ dùng 5 mảnh (còn gọi ngũ điều). Loại vừa và nhỏ thường được mặc bên trong. Màu áo tuỳ theo vùng: Ấn Độ thường dùng màu vàng sẫm. Các vị tăng ni của Việt Nam thường dùng các màu vàng,vàng sẫm,màu nâu và màu lam. Đó là biểu tượng cho màu của đất và màu của khói hương-cũng là triết lý sâu xa trong kinh điển Phật giáo về chân lý nhân quả, vô ngã, vô thường… Đó cũng là hạnh khiêm hạ,khiêm cung,khiêm nhường của nhà Phật! Áo cà sa là biểu tượng cho sự cao thượng và thanh khiết của người xuất gia tu hành đạo Phật. Do vậy: “Đi với Bụt thì mặc áo cà sa” bao hàm đầy đủ ý nghĩa Chân Thiện Mỹ. Ngược lại:”Đi với ma thì mặc áo giấy”-cũng bao hàm tất cả những điều ngược lại với Chân Thiện Mỹ-đó là “xấu-ác”(!).
    Phải chăng thế kỷ 13-Phật hoàng Trần Nhân Tông sau khi lãnh đạo quân-dân ta ba lần đánh tan quân Nguyên, đã lên núi Yên Tử tu hành,cầu cho ”Quốc thái,Dân an”, thành lập Thiền phái Trúc Lâm-Yên Tử…nên đạo quân ”Sát Thát” (diệt giặc Nguyên)được nhân dân vinh danh:”Đi với Bụt thì mặc áo cà sa”, còn những kẻ phản dân, hại nước-mong “Vinh thân phì gia” như Trần Ích Tắc bị coi là ”Đi với ma thì mặc áo giấy”(?)
    Giá trị giáo dục của câu thành ngữ này rất sâu sắc và thiết thực. Mặc dầu cũng đồng nghĩa với câu ”Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, nhưng câu thành ngữ ”Đi với bụt thì mặc áo cà sa đi với ma thì mặc áo giấy” có giá trị cụ thể và thiết thực hơn rất nhiều. Bởi lẽ, nó có thề”Tri-Kiến-Ngộ” ngay trong cuộc sống hằng ngày!
    Thú vị thay./.
    Trần Thúc Hoàng

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều