Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànDiễn đàn- thảo luận"Đau bụng uống nhân sâm- tắc tử"(!)

    “Đau bụng uống nhân sâm- tắc tử”(!)

    Đó là câu chuyện được lưu truyền ngàn đời nay . Chuyện kể rằng , có một ông thầy thuốc rất giỏi . Ngoài việc chữa bệnh và tìm hiểu các vị thuốc, ông còn viết sách để lưu truyền trong dân gian, chữa bệnh cứu người… 

    Có anh nông dân thấy vậy- Bèn mua một cuốn để phòng thân . Công việc đồng áng lam lũ, anh cũng chẳng có thì giờ để đọc. Anh nghĩ bụng :”Thôi thì cứ để trong nhà cho nó…Oai. Ít ra thiên hạ cũng biết rằng ta…có chữ”( ! ). 

    Thế rồi, một hôm nọ-Nửa đêm nghe tiếng thân mẫu rên la rất khác thường. Lại gần giường mẹ, anh khẩn khoản :”Mẹ thấy trong người như thế nào ,hãy nói cho con ngay,con có sách thuốc đây mà…”

    Mẹ anh nói: “Bụng Mẹ rất đau…”! Nghe vậy- Anh vội vàng lần giở từng trang sách ra và ..”Ồ! đây rồi..”! Dòng cuối của trang sách hiện lên dòng chữ “Đau bụng uống nhân sâm”. Anh mừng quá, trong nhà đang có củ nhân sâm. Rồi vội vàng sắc lên cho bà cụ uống… Sáng hôm sau, anh phấn khởi nghĩ bụng :”Chắc tối qua mẹ uống nhân sâm, sáng nay sẽ đỡ rồi…” 

    - Advertisement -

    Thế nhưng, khi lại gần giường bà cụ thì… Hỡi ôi ! Thân thể mẹ anh đã lạnh cóng và cứng đơ rồi… !?

    Nén đau thương, anh cầm cuốn sách tức tốc phóng thẳng đến nhà vị thầy thuốc kia và lớn tiếng : “Ngươi là kẻ giết người không gươm, hãy trả lại mẹ của ta(!) Nếu không ta quyết mạng đổi mạng”(!)

    Vị thầy thuốc ôn tồn : “Anh hãy kể lại đầu đuôi sự việc cho ta nghe”…Rồi gọi gia nhân ra làm chứng…Sau khi nghe “khổ chủ” kể rõ sự tình, vị Danh y đau xót mà rằng : “Bài thuốc cảnh báo đau bụng này chỉ vỏn vẹn có 7 chữ, một câu gồm hai mệnh đề : 

    Mệnh đề thứ nhất là giả định :”Đau bụng uống nhân sâm”; mệnh đề thứ hai là khẳng định :”Tắc tử”(cầm chắc cái chết-chết là không thể tránh khỏi ).

    Chỉ vì anh vội vàng không đọc kỹ trọn câu, hai chữ “Tắc tử” lại ở trang sau mà anh không đọc kỹ cho trọn câu. Nên mới ra nông nỗi này” ! 

    Là một danh y, và là người “Y đức song toàn”. Vị thầy thuốc đau xót:”Ta cũng có lỗi trong chuyện này. Từ nay về sau, ta chỉ bán sách cho những ai giỏi chữ ,thuộc chữ. Chứ không tùy tiện bán cho những người chưa giỏi chữ , thuộc chữ…”

    Tiền nhân lưu truyền câu chuyện này mục đích dặn dò hậu thế: Khi muốn xem xét, nhận định bất kỳ sự việc gì cũng phải nghe ngóng có đầu có cuối- Mắt thấy tai nghe…Không nên nhìn nhận sự việc phiến diện, một chiều theo kiểu “Đau bụng uống nhân sâm” (!)

    (Trên mạng xã hội lâu nay, tình trạng này phổ biến).

    Thành phố Hồ Chí Minh, 28/6/2020

     Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều