Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếPhật giáo nước ngoàiĐạt Lai Lạt Ma: Cần Trí Tuệ Để Hiểu Phật Giáo

    Đạt Lai Lạt Ma: Cần Trí Tuệ Để Hiểu Phật Giáo

    Nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma hôm chủ nhật, ngày 24/11/2019 đã phát biểu ở Aurangabad, Maharashtra, Ấn Độ rằng trí tuệ chứ không phải chỉ đức tin mới là cần thiết để hiểu Đức Phật và Phật giáo.

    Đạt Lai Lạt Ma. (Nguồn: AFP)

    Phát biểu trên được đưa ra trong khuôn khổ Hội nghị Phật giáo Quốc tế diễn ra ở Aurangabad, Maharashtra, Ấn Độ.

    “Phật giáo được sinh ra và phát triển ở Ấn Độ. Babasahed Ambedkar đóng một vai trò quan trọng trong sự hồi sinh của Phật giáo ở Ấn Độ thế kỉ 20”, Đạt Lai Lạt Ma chia sẻ.

    - Advertisement -

    “Acharya Shantirakshit đã được mời đến Tây Tạng sau khi phong trào nghiên cứu, thảo luận và sáng tác văn học được khởi xướng ở vùng đất này. Tây Tạng đã nỗ lực để duy trì di sản văn học quý báu này cho đến nay”, Đạt Lai Lạt Ma nói.

    “Đức Phật chưa từng nói Ngài là Đấng sáng tạo. Ngài nói trí tuệ Phật chứng ngộ không thể truyền từ người này sang người khác. Nhưng nếu đi theo con đường chánh đạo mà Người đã dẫn lối thì mọi chúng sinh đều có thể đạt được trí tuệ đó”.

    Đạt Lai Lạt Ma cho rằng các nhà khoa học đang nghiên cứu Phật giáo cũng như tư tưởng của trường phái Nalanda phải quan tâm đến điều này.

    “Tôi luôn nói rằng Phật tử phải trở thành Phật tử của thế kỉ 21. Điều này có nghĩa là tôi muốn tất cả các bạn phải học tập. Có hai dạng tín đồ. Một là thuần đức tin, hai là tận hiến. Nếu bạn theo Phật giáo chỉ với đức tin thôi thì Phật giáo sẽ không thể tồn tại lâu được. Nhưng nếu với cả sự tận hiến nữa thì tôn giáo sẽ trường tồn. Bởi vậy, bước theo đạo Phật với nền tảng trí tuệ là hết sức cần thiết”, Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh.

    Dẫn lời Kadam Geshe Langri Thangpa Dorje Senge, Đạt Lai Lạt Ma nói: “Người thầy tốt nhất về lòng từ bi chính là kẻ thù của bạn. Chỉ đến khi bạn thôi nghĩ rằng mình là kẻ yếu hèn nhất thì bạn mới hiểu được sự vĩ đại của tha nhân”.

    Nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng cũng phát biểu rằng Phật giáo giống như một liều thuốc nhưng một liều thuốc thì không thể chữa được bách bệnh. “Mọi người nên chọn tôn giáo riêng cho mình và đi theo nó bằng đức khoan dung. Ấn Độ là ví dụ điển hình nhất cho từ bi và nhiều tôn giáo khác nhau chung sống trong hòa bình”.

    Dân Nguyễn (Dịch từ Decan Herald)

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều