Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìnCovid- 19 "Trải qua một cuộc bể dâu"

    Covid- 19 “Trải qua một cuộc bể dâu”

    “Trải qua một cuộc bể dâu
    Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

    (Nguyễn Du).

    Đại thi hào Nguyễn Du đã dùng hình tượng một cơn đại hồng thủy nhấn chìm tất cả. Khi biển cả nhấn chìm nương dâu, theo huyền tích từ thời xa xưa- khi loài người vì tham, sân, si mà làm mẹ thiên nhiên phải nổi giận (!?) 

    Hơn ai hết, vào thời điểm truyện Kiều ra đời, đại thi hào Nguyễn Du đã thấu triệt kinh điển của Đức Phật để sáng tạo ra một tác phẩm văn học bất hủ bằng thơ lục bát làm rạng danh cho văn học Việt Nam!

    - Advertisement -

    Nền tảng triết lý luật nhân quả và chân lý vô ngã, vô thường …Mà bậc giác ngộ Như Lai soi sáng cho nhân loại chúng sinh đã được nhà thơ vĩ đại Nguyễn Du ”quán sát”, thấu triệt mọi nhẽ, để viết nên những câu kết rằng:

    “Ngẫm hay muôn sự tại trời
    Trời kia đã bắt làm người có thân
    Bắt phong trần phải phong trần
    Cho thanh cao mới được phần thanh cao
    Chẳng hay thiên vị người nào…”

    Người Việt chúng ta bao giờ cũng Trời gắn liền với Phật. Và Phật được người Việt gọi chính xác với cái tên huyền thoại là ông Bụt, ông Tiên(!)
    Đại thi hào Nguyễn Du đã cực kỳ tinh tế và thâm thúy để cụ thể hóa chân lý vô ngã, vô thường, sắc sắc, không không của Đức Phật để mong muốn cho chúng sinh đất Việt sáng tỏ những quy luật tự nhiên của tạo hóa mà bậc giác ngộ đã tri, kiến, ngộ…Hầu mong khai thị cho chúng sinh thoát khỏi những sự vô minh(!?)

    “Vô ngã” là pháp ấn chỉ có trong Phật giáo, chỉ rõ: Không có một Ngã (sa. ātman, pi. attā), một cái gì trường tồn, bất biến, cốt tủy, vững chắc, tồn tại nằm trong sự vật mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh (tùy thuộc điều kiện) khởi phát, chứ sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hoại diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái “tôi” là không có mà chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha), luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh (không tùy thuộc vào ý muốn của nó) thì là vô ngã. Mọi pháp hữu vi (pháp có sinh thì có diệt) thì là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã. Pháp Vô Vi (pháp không có sự tạo tác nên không có sự diệt) cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất Vô thường và Khổ như pháp hữu vi.

    “Vô thường”(無常; sa. anitya; pi. anicca) nghĩa là “không chắc chắn”, “thay đổi”, “không trường tồn”. Vô thường là một trong ba tính chất (Tam pháp ấn, sa. trilakṣaṇa) của tất cả sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là thành, trụ, hoại không (sinh, trụ, dị, diệt). Có thể nói, Vô thường là phép quán chiếu, hay nói một cách khác, vô thường là một đối tượng trong tu tập quán chiếu. Từ đó, Vô Thường là một phép thực tập Định trên Vô Thường. Rất sâu sắc và lớn rộng về nghĩa và về tính diệu dụng của định vô thường.

    Giáo lý vô thường rất quan trọng cho toàn bộ cơ sở triết lý và thực hành trong Phật giáo. Nó mang đến một sự xác nhận như một sự phát hiện chân chính, đó là tất cả những hiện tượng – dù thuộc tâm lý, hay thuộc ngoại cảnh tự nhiên, không có ngoại lệ- Đều là vô thường. Mặc dù chân lý này hoàn toàn hiển nhiên, có thể chứng nghiệm được mọi nơi, mọi lúc, nhưng chúng ta vẫn bị màn vô minh (sa. avidyā) vây phủ, không nhận thức được chân lý này một cách chân chính. Sự chuyển tiếp từ trạng thái không hiểu biết đến trạng thái ý thức (và thừa nhận) tính chất vô thường của vạn vật, cùng với sự thừa nhận hai tính chất kia, lập nên con đường tu học, và con đường này được Phật vạch ra trong giáo lý của mình.

    Trên tinh thần đó, dùng kinh điển Đức Phật để soi sáng- cần phải thấy rằng “sinh, lão, bệnh, tử”  là quy luật của tạo hóa, của vũ trụ. Không phụ thuộc vào ý chủ quan của bất kỳ một ai. Và: ”Thành, trụ, hoại, diệt” của mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên và muôn loài cũng là quy luật tất yếu!
    Tuy nhiên chỉ vì vô minh, không thấu triệt những quy luật ấy, nên tạo ra tâm lý lo âu, hoảng sợ, thậm chí là hoảng loạn; từ đó sẽ bị thiệt hại hoặc chết vì cái sự vô minh (!)

    Đại dịch COVID-19 mà nhân loại đang phải đối diện, như ”một cuộc bể dâu”- Đó là một quy luật tất yếu. Là lời cảnh tỉnh của tạo hoá, của vũ trụ, của mẹ thiên nhiên đối với loài người-Mà đức Phật đã sớm chứng ngộ để hóa giải nỗi khổ niềm đau cho chúng sinh!

    Hãy làm việc lành, tránh việc dữ, tránh sát sinh, tránh hại vật- Đó là cách mà loài người phải cần phải khắc ghi và tự điều chỉnh, như Đức Phật tổ Như Lai đã chỉ rõ. Hãy cầu nguyện cho những người xấu số trong đại dịch Covid-19. Hãy nói những lời tốt đẹp, truyền tải những thông tin tốt đẹp để tránh ”khẩu nghiệp”- Một trong những “nghiệp”nặng nhất, sẽ bị quả báo nặng nhất mà bậc giác ngộ đã khuyên!

    2/3/2020

    Luật gia Trần Thúc Hoàng

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều