Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànBạn đọc- Góc nhìnChuyện lễ chùa đầu năm: Buồn vì thân, tâm, khẩu chưa nghiêm

    Chuyện lễ chùa đầu năm: Buồn vì thân, tâm, khẩu chưa nghiêm

    “Thực tế, vì tham vọng của con người nặng nên người ta đến chùa bằng những thân khác, tâm khác, khẩu khác chứ không theo nghi thức Phật Giáo…”, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ bày tỏ.

    Đi lễ chùa cũng cần có văn hóa

    Từ xa xưa, người Việt nói chung và người theo đạo Phật nói riêng thường xuất hành ngày đầu Xuân bằng việc đi lễ chùa, cầu sức khỏe, bình an cho gia đình trong một năm mới. Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyện, mà là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa một thứ gì đó về làm lộc đầu năm như là gạo, muối, diêm…

    Nhà nghiên cứu dân tộc học, âm nhạc Dương Đình Minh Sơn cho biết: “Trước kia, người đến chùa, đi lễ, đặc biệt nữ giới, thể hiện bản sắc văn hóa cổ truyền của dân tộc bằng những bộ trang phục như: Áo tứ thân, tay cầm chiếc nón quai thao, chân đi guốc mộc. Nam giới, các anh khóa và thanh niên vận bộ đồ trắng, chân đi guốc. Các cụ già mặc áo kép (trong áo trắng ngoài áo lương màu xanh lam), quần trắng tay kẹp ô, chân đi guốc. Đó là tâm thức trong việc khởi đầu về văn hóa của người Kinh trong những dịp đi lễ đầu Xuân năm mới của dân tộc”.

    Tuy nhiên cũng không có quy định nào bắt người đi chùa phải ăn mặc ra sao, thế nhưng, ai cũng hiểu rằng chùa là nơi thanh tịnh, linh thiêng và khi đến đây nên ăn mặc lịch sự.

    Một bộ phận các thiếu nữ vẫn lựa chọn cho mình những trang phục không phù hợp khi đi lễ chùa đầu năm gây bức xúc cho những người xung quanh.

    Một bộ phận các thiếu nữ vẫn lựa chọn cho mình những trang phục không phù hợp khi đi lễ chùa đầu năm gây bức xúc cho những người xung quanh.

    Thế nhưng hiện nay có không ít cô gái vẫn hồn nhiên mặc váy ngắn trên gối, áo hở lưng tới chùa lễ phật. Cách ăn mặc hớ hênh và có phần phản cảm đó, khiến những người xung quanh bức xúc.

    - Advertisement -

    Ngay trong những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, người ta không khỏi “nóng mắt”, ngán ngẩm trước cách lựa chọn trang phục của các cô gái khi đi đến nơi tâm linh. Những bộ quần áo mỏng, xuyên thấu, những chiếc váy ngắn… đều được những người này vận lên mình rồi bước qua cổng đền, chùa.

    Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội) bày tỏ, nhiều năm gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này.

    “Phật Giáo là một tư tưởng triết học lớn, do đức Thích Ca Mâu Ni là người khởi xướng. Chính vì vậy hình tượng Đức Phật là đại diện Phật Giáo chính là đại diện cho những tư tưởng triết học và giáo lý mà bản thân Phật Giáo muốn đem đến cho người dân. Đó là những khuyên răn về việc hướng thiện, về luật nhân quả tức là tự mình làm việc thiện sẽ nhận lại cho mình những điều tốt đẹp”, ông Vĩ nói.

    Vị chuyên gia này phân tích, đi chùa có năm cái: Thứ nhất là lễ bái (thân, tâm, khẩu phải trang nghiêm); Thứ hai là cúng dường (mình bỏ tiền công đức giúp đỡ chùa. Vấn đề này tùy tâm, tùy hoàn cảnh chứ không đánh giá cái tâm qua ít nhiều); Thứ ba là giác ngộ (sám hối, hướng đến chân lý cơ bản); Thứ tư là cầu may (hiểu đơn giản đó là ngũ công đức mình cầu cho kiếp sau: Hình tướng đẹp, giọng nói hay, nhiều của cải, sinh ra ở nơi cao sang và lúc mất được lên với trời); Thứ năm là du ngoạn (đến chùa để giải trí, thanh tịnh, thoải mái tâm hồn).

    Đừng có ngụy biện rằng mặc gì là quyền tự do của người ta. Tự do chỉ chính đáng khi ta không gây ảnh hưởng gì đến người khác. Văn hóa của một con người thể hiện trong thái độ, cách ứng xử sao cho phù hợp với hoàn cảnh, trong đó bao gồm cả việc ăn mặc.

    Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, trang phục đến chốn tâm linh cũng cần trang nghiêm. Các người mẫu trong trang phục Phật tử của NTK Kim Ngọc

    Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, trang phục đến chốn tâm linh cũng cần trang nghiêm. Các người mẫu trong trang phục Phật tử của NTK Kim Ngọc

    Buồn vì thân, tâm, khẩu chưa nghiêm

    Cửa chùa là nơi dung dưỡng những giá trị về tâm linh, tinh thần và việc ăn mặc hở hang  sẽ gợi nên những ý niệm không. Điều đó không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với những giá trị thiêng liêng của nơi cửa chùa mà còn làm phiền nhiễu đến những người mong muốn đến nơi linh thiêng để tìm kiếm một sự “thanh tẩy tâm hồn”.

    Người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

    Người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

    Cũng theo giảng viên Khoa Văn học của trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật Giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp.

    Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh. Tuy nhiên, trong cuộc sống không phải ai cũng hiểu đúng bản chất của việc này.

    Hay việc mọi người quan niệm cứ cầu lộc, cầu phúc, cầu may mắn bằng ít tiền lễ và xoa tay vào tượng là đạt được lời cầu. Đó là hành động phải tội, thiếu đi sự tôn kính đối với nhà Phật, mà lại mất đi sự tôn nghiêm, ảnh hưởng đến mỹ thuật của pho tượng.

    Không phải cứ cầu cúng thật nhiều tiền vàng thì sẽ nhận lại được nhiều như thế. Giá trị vật chất không tồn tại trong các không gian linh thiêng. Kể cả chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…

    “Thực tế, vì tham vọng của con người nặng nên người ta đến chùa bằng những thân khác, tâm khác, khẩu khác chứ không theo nghi thức Phật Giáo. Điều này đã sai lệch đi mục đích tốt đẹp từ xa xưa của chùa. Cái tham trong ba nghiệp là tham sân si, người ta nghĩ cúng dường nhiều thì được nhiều hiệu quả, thoát tội cho chính mình gây ra. Lại có một bộ phận cán bộ, quan chức coi chùa chiền là nơi “hối lộ” thần thánh để thoát tội nên lễ bái phải to, phải hoành tráng.

    Trong khi đó, trong quan niệm của Phật giáo trách hai cái: Thứ nhất là tà lễ (cầu tài bằng danh lễ) và thứ hai là tâm kiêu mạn lễ ( khinh tam bảo, khinh chùa, khinh sư, khinh những người cùng đi chùa). Nếu vướng vào nghiệp sân si thì nghiệp chướng rất nặng”, ông Nguyễn Hùng Vĩ cho biết thêm.

    Linh Tâm/ Phật giáo org

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều