Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024
Khác
    HomeVăn HóaNghi lễChú Đại Bi: Nguồn gốc và ý nghĩa

    Chú Đại Bi: Nguồn gốc và ý nghĩa

    Thần chú Đại Bi được phát xuất từ kim khẩu của Bồ tát Quán Thế Âm. Thường được gọi là thần chú, linh chú. Bởi vì ai tin và thành tâm hành trì thần chú nầy thì bản thân người ấy đã có đủ Đại bi tâm.

    Giới thiệu về Chú Đại Bi

    Chú Đại Bi, hay Đại Bi Tâm Đà La Ni (Maha Karunika citta Dharani), là bài chú căn bản minh họa công đức nội chứng của Đức Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara Bodhisatva). Bài chú này còn có các tên gọi là: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Đại Bi Tâm Đà La Ni, Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Thanh Cảnh Đà La Ni…

    Theo kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, bài chú này được Bồ tát Quán Thế Âm đọc trước một cuộc tập họp của các Phật, bồ tát, các thần và vương. Cũng như câu Om Mani Padme Hum rất phổ biến ngày nay, Đại Bi chú là chân ngôn phổ biến cùng với phật Quán Thế Âm ở Đông Á, bài chú này thường được dùng để bảo vệ hoặc để làm thanh tịnh.

    - Advertisement -

    Nguồn gốc của Chú Đại Bi

    Chân ngôn này được trích từ Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Ðại Viên Mãn Vô Ngại Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Kinh. Trong kinh ngài Quán Thế Âm Bồ Tát bạch Phật rằng:

    “Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bệnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.”, rồi sau đó đọc Chú Đại Bi.

    Bồ tát thuyết chú xong, cõi đất sáu phen biến động, trời mưa hoa báu rơi xuống rải rác, mười phương chư Phật thảy đều vui mừng, thiên ma ngoại đạo sợ dựng lông tóc. Tất cả chúng hội đều được quả chứng.”

    Các phiên bản của Chú Đại Bi

    Chú Đại Bi thường dùng chính là Tâm Chú của Đức Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát (Nìlakantha Avalokite’svara Bodhisatva) chủ yếu do hai ngài Bất Không Kim Cương và Kim Cương Trí dịch vào khoảng giữa thế kỷ thứ 6. Các bản này được lưu truyền dưới 2 dạng là bản dài với bản ngắn:

    1) Bản dài (quảng bản) được ghi nhận qua các bài:

    Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch.

    Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Nễ La Kiến Tha Đà La Ni, Kim Cương Trí dịch.

    Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Chỉ Không dịch.

    Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni Chú, Kim Cương Trí dịch.

    2) Bản ngắn (lược bản) được ghi nhận qua các bài:

    Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Tự Tại Vương Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Tự Tại Thanh Cảnh Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không Kim Cương dịch.

    Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni, Bất Không dịch.

    Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni, Già Phạm Đạt Ma dịch.

    Do các bản Chú Văn có nhiều loại phiên dịch nên chương cú cũng dựa theo các Kinh Văn mà có sự khác biệt kể cả số lượng câu và Phạn Ngữ.

    Bài viết: “Chú Đại Bi: Nguồn gốc và ý nghĩa”
    Minh chính (Tổng hợp)

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều