Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomePhật Tử Ngày NayDanh nhânChất thiền trong cựu Tổng thống Barack Obama

    Chất thiền trong cựu Tổng thống Barack Obama

    Barack Obama tin vào luật nhân quả, thích dùng chữ: Bởi vì thế này, bởi vì thế kia…. Hai chữ bởi vì đó nói lên luật nhân quả, thuyết duyên sinh của Đạo Phật. Ai tin vào luật nhân quả, thuyết duyên sinh thì người đó là Phật tử.

    Barack Obama ông là ai?

    Barack Obama tên đầy đủ là Barack Hussein Obama II sinh 1961 tại Hawaii, Mỹ. Cha ông tên Barack Hussein Obama Sr, một người Kenya da đen. Mẹ ông là người Mỹ da trắng tên Ann Dunham đến từ Wichita, Kansas, cả hai cùng là sinh viên của Trung tâm Đông Tây của Đại học Hawaii ở Manoa. Đầu năm 1964 thì bố mẹ ông ly dị, sau đó thì mẹ ông đã tái hôn với một người đàn ông Indonesia. Năm 1967, Obama đã theo mẹ tới sống tại Jakarta, Indonesia. Obama có 7 anh chị em cùng cha khác mẹ. Obama ở với mẹ tại Indonesia 4 năm từ 6 đến 10 tuổi.

    Cha ông là Hồi Giáo, mẹ ông được gọi là vô thần, tuổi thơ ông có học trường dòng của đạo Ky-tô, mẹ ông là một người đàn bà rất phóng khoáng tư tưởng, mua đủ loại sách cho con đọc, trong đó có sách của Phật giáo, đây là lời em gái (theo đạo Phật) của  ông khi nói về mẹ: “Tôi sẽ không gọi mẹ là vô thần. Bà là người nghi vấn. Một cách căn bản, mẹ đã cho chúng tôi tất cả các sách tốt đẹp – Kinh Thánh Ky-tô, Áo nghĩa thư Ấn Độ giáo, Kinh Phật, Đạo Đức Kinh Lão giáo – và muốn chúng tôi công nhận rằng mọi  người đều có phẩm cách tốt đẹp để đóng góp”.

    - Advertisement -

    Tuổi thơ ông được mẹ đưa đi thăm viếng đền của Phật giáo tại Indonesia nhiều lần, đó là đền Borobudur. Những pho tượng Phật rong rêu cùng năm tháng, ngồi trầm tư quán tưởng thiền định mà ông đã từng sờ mó ở đền Borobudur từ lúc bé thơ đã âm thầm tự nhiên đi vào trong tâm thức ông lúc nào không hay. Mẹ ông đã chia sẻ tư tưởng bất bạo động của thánh Mahatma Gandhi người Ấn Độ cho ông, tâm từ bi của ông đã được mẹ ông nuôi dưỡng như thế.

    Trong chuyến thăm của cựu Tổng thống nước Mỹ – Barack Obama tới Việt Nam năm 2016, về phương diện ngoại giao của đất nước Việt Nam chúng ta trong thời cận đại, chưa có vị nguyên thủ của nước nào khác được vinh dự như Tổng thống Obama trong những ngày đến thăm. Nhân dân của thành phố Hà Nội – thành phố Hồ Chí Minh mừng đón ông, như mừng đón người thân đi xa nhiều năm trở về. Chính ngoại trưởng John Kerry cũng có phát biểu: “Việt Nam có lẽ là nơi người dân chào đón Tổng thống Obama đông nhất”.

    Cựu Tổng thống Barack Obama tin vào nhân quả

    Barack Obama tin vào luật nhân quả, thích dùng chữ: “Bởi vì thế này, bởi vì thế kia…” “Bởi vì mắt thấy trời xanh, cho nên mắt cũng long lanh màu trời. Bởi vì mắt thấy biển khơi, cho nên mắt cũng xa vời đại dương” (thơ Trụ Vũ). Hai chữ bởi vì đó nói lên luật nhân quả, thuyết duyên sinh của Đạo Phật. Ai tin vào luật nhân quả, thuyết duyên sinh thì người đó là Phật tử.

    Trong buổi nói chuyện với hơn 800 thanh niên TP. HCM, khi nhận được câu hỏi “Làm thế nào để giàu có” và “Muốn trở thành Tổng thống cần gì”, người đứng đầu nước Mỹ trả lời: “Khi trẻ, tôi chưa từng nghĩ sẽ thành Tổng thống mà chỉ quan tâm phát triển giáo dục, giúp đỡ mọi người, xây dựng các tổ chức phục vụ xã hội”. Bởi vì anh trồng nhân tốt thì sẽ gặt quả tốt, đó là tinh thần nhân quả của Đạo Phật.

    Ông được đào tạo chính quy khoa bảng, học bộ môn khoa học chính trị chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Colombia, học ngành luật tại Trường Luật Havard, với học vị tiến sỹ luật. Ông đọc nhiều, nghiên cứu về nhiều lãnh vực, trong đó có tôn giáo tỷ giáo, ông đã bắt gặp đạo Phậtvới tư tưởng từ bi, bất bạo động, do vậy ông có lòng tôn kính Đức Phật, ông mang theo một tượng Phật nhỏ bên mình như một thứ bùa hộ mệnh. Bởi vì Đức Phật là hiện thân của từ bi trí tuệ, có Phật bên mình ông sẽ trầm tĩnh hơn, quyết sách đúng đắn, nhân bản hơn.

    Chánh niệm khi ứng xử

    Ông luôn yêu thương con trẻ, mỗi khi có dịp chơi đùa với con trẻ, ông như là bạn cùng lứa với các cháu, nằm lăn lóc bò càn hòa nhập với thế giới tuổi thơ, ông với các cháu quyện lại thành một, vô phân biệt. Là Tổng thống của một nước lớn, nhưng bản ngã ông không lớn, bước vào chùa Ngọc Hoàng ông nhẹ nhàng tháo giày đi chân không, khiến chúng ta chợt nhớ hai câu thơ dặn dò du khách bên thềm một ngôi chùa cổ ở cao nguyên Pleiku: “ Bụi trần để lại ngoài hiên, vô tâm mang đến cửa thiền làm chi”.

    Những ngày ở Việt Nam, có người tinh ý nhận ra ông khi bắt tay với mọi người, ông tháo nhẫn cưới đắt tiền ra rồi mới bắt. Sao lại như thế? Câu trả lời : “ Ông sợ tay người đau, và lý do nữa là không muốn có khoảng cách sang hèn, giai cấp”.

    Gặp Sư Thầy trụ trì chùa Ngọc Hoàng ông chắp tay búp sen xá chào rất đẹp. Những điều vừa nêu trên ông luôn có chánh niệm, mà chánh niệm là gì? Câu trả lời: “Chánh niệm là Phật, soi sáng xa gần”. Chánh niệm đồng nghĩa với giác ngộ, ông không phải là Phật tử trên danh nghĩa “Tuy nhiên cần gì phải là Phật tử mới có thể giác ngộ. Thái Tử Tất Đạt Đa không hề là Phật tử mà vẫn đạt đến tuệ giác, mà Phật Giáo là tuệ giác; chữ Phật Giáo chẳng có nghĩa gì khác hơn là tuệ giác”.

    Am hiểu văn hóa Việt Nam

    Ông lẩy Kiều: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”, Ông dẫn chứng tục ngữ: “ Ăn quả nhớ người trồng cây”.

    Trong bài diễn văn của ông, ông phát biểu: “Và vào ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, người dân đã đổ ra khắp những phố phường Hà Nội và Hồ Chí Minh đã trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ. Ông đã nói: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Ông nhắc đến sự kiện: “Hãy nhớ tới Thượng Nghị sỹ John McCain, người đã từng là tù binh chiến tranh trong nhiều năm ở đây, đã gặp Tướng Giáp, người đã nói hai nước không nên cứ là kẻ thù, mà hãy làm bạn”.

    Ông lại dẫn lời danh tướng Lý Thường Kiệt: “Cũng như những cây tre, tinh thần bất khuất của người Việt Nam đã được Lý Thường Kiệt ghi lại “Sông núi nước Nam vua Nam ở / Rành rành đã định tại sách trời”.

    Ông dẫn lời Thiền Sư Nhất Hạnh: “…Hai nước đã học được bài học như Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói: Chỉ có những đối thoại chân thành mới làm cho cả hai bên sẵn sàng thay đổi…” (“We learned a lesson taught by the venerable Thich Nhat Hanh, who said, “In true dialogue, both sides are willing to change.”)

    Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn: “Nhìn vào lịch sử, thách thức mà chúng tavượt qua, tôi lạc quan vào tương lai quan hệ hai nước. Như Trịnh Công Sơn viết bài hát “Nối vòng tay lớn” hãy mở tấm lòng của mình ra để thấu suốt trái tim mình”. Nhà thơ Văn Cao: “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”. Nhạc Sĩ Trần Lập: “Đường đến ngày vinh quang không còn xa…” .

    “Tôi trân trọng lịch sử huy hoàng của Việt Nam. Hàng nghìn năm, Việt Nam đã trồng cấy ở mảnh đất này. Lịch sử được viết lên trống đồng Đông Sơn. Hà Nội đã đứng vững bên sông Hồng hơn 1000 năm. Thế giới đều biết đến lụa và tranh Việt Nam. Văn miếu là bằng chứng kiến thức của Việt Nam”.

    Trích theo bài viết của Thích Giác Tâm

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều