Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomeVăn Học Phật GiáoThơ- vănChất Phật trong một bài Dân ca

    Chất Phật trong một bài Dân ca

    Trong kho tàng dân ca và âm nhạc dân tộc Việt Nam có một bài hát dân ca nổi tiếng của Thanh Hóa, đó là bài “Đi cấy” :
    “Lên chùa bẻ một cành sen,
    Lên chùa bẻ một cành sen
    Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
    Ba bốn cô có hẹn cùng chăng, có bạn cùng chăng ?
    Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
    Chơi trăng ngoài thềm, ý rằng cầu cho
    Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm…”
    Ô hay , vẫn biết Sen là biểu tượng thanh cao của nhà Phật. Thế nhưng Sen chỉ gọi bằng cọng sen hoặc cuống sen chứ xem làm gì có cành…Mà bẻ (?) Vả lại ai lại bẻ sen ở ngay trên chùa bao giờ cơ chứ (?!)
    Thế nhưng, tất cả những cái sự cắc cớ vừa nêu trên, đều được tổ tiên chúng ta dùng chữ rất tinh tế và nhân văn để chuyển tải thấm đẫm chất Phật trong cuộc sống.
    Thử lần lượt quán chiếu:
    “Lên chùa bẻ một cành sen, lên chùa bẻ một cành sen”
    Chợt lại nghĩ tới một câu thơ rất đắt giá của nhà thơ nổi tiếng Tố Hữu :
    “Ôi chiếc mũ tai bèo !
    Dễ thương như một bàn tay nhỏ
    Chẳng làm đâu một chiếc lá trên cành”…
    Trong chiến tranh mà còn chẳng làm đau một chiếc lá trên cành, huống gì trong thời bình lại …đi bẻ một cành sen cho nó đau bao giờ cơ chứ (?)
    Nhưng đó lại là chất Phật mà các cụ ta muốn chuyển tải một cách quán chiếu nhất trong cuộc sống. Bởi một lẽ giản đơn, nếu có bẻ được “cành sen” hay “cọng sen” đi chăng nữa thì:
    “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”…
    (Nguyễn Du).
    Bài dân ca được phát triển:
    “Ăn cơm bằng đèn-Đi cấy sáng trăng…”
    Ánh sáng bằng đèn hay ánh sáng trăng đều là ngụ ý muốn biểu đạt ánh sáng của trí tuệ. Nghĩa là, làm bất kỳ điều gì cũng phải dùng bằng tư duy và trí tuệ để quán chiếu mọi vấn đề !
    “Ba bốn cô có hẹn cùng chăng, có hẹn cùng chăng…” Ấy là khi các cụ ta xưa cắt nghĩa cho người đời hiểu rằng “vô ngã” ấy là không có cái tôi riêng rẽ ,mà căn dặn người đời hãy nương dựa vào nhau , đoàn kết cùng nhau mới tạo nên sức mạnh. Chỉ có nương dựa vào nhau cùng tương trợ nhau mới đủ sức mạnh để vượt qua những cơn gió vô thường của cuộc đời. Đó là sự biến đổi khôn lường của cuộc sống mà các cụ ta thường gọi là “sắc sắc không không”. Để rồi luôn luôn giữ tâm an lạc:
    “Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
    Chơi trăng ngoài thềm, ý rằng cầu cho
    Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm…”
    Lành thay! Kinh điển giáo lý nhà Phật được các cụ ta xưa diễn Nôm, diễn ca, diễn xướng thật tài tình.
    A di đà Phật !
    29/7/2020
    Luật gia Trần Thúc Hoàng
    Xem thêm tại:>> Thơ văn Phật giáo

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều