Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Khác
    HomeÝ Kiến- Diễn ĐànChuyên đề sự kiệnBiểu tượng cao quý của Đức Phật bị lợi dụng

    Biểu tượng cao quý của Đức Phật bị lợi dụng

    “Tôn giáo nào cũng hướng con người ta đến với cái thiện, cái mỹ, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi tín đồ để họ sống tốt hơn, có ích cho xã hội. Dù chủ quán bar Buddha có hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì cũng cần tôn trọng đức tin của người khác”.

    Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những quán bar và nhà hàng nổi tiếng nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động đến nay đã hơn 15 năm với các hoạt động phục vụ gặp gỡ, vui chơi, ăn uống như xem thể thao, chơi bi-a, nhạc sống…

    Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh)

    Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh)

    Không chỉ có tên gọi “Buddha Bar”, trong không gian của quán còn có nhiều tranh ảnh về Đức Phật được trang trí, trưng bày ở nhiều vị trí khác nhau. Phải chăng chủ quán Bar này muốn sử dụng tên gọi Đức Phật, hình tượng của Phật giáo cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa? Hay mục đích sâu xa hơn muốn dùng tên tuổi của Đức Phật, uy danh của Phật Giáo để hút khách, vì mục đích lợi nhuận?

    Kinh doanh quán bar không phải là một loại hình bị cản cấm ở Việt Nam, và tất cả chúng ta cũng không quan tâm về những gì diễn ra trong không gian đó. Điều đáng bàn ở đây là việc sử dụng tên gọi – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí huệ, từ bi… cho một không gian xập xình ăn chơi nhảy múa liệu có phù hợp ở Việt Nam?

    - Advertisement -
    Hòa thượng. TS. Thích Gia Quang - Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin – Truyền thông Trung ương GHPGVN

    Hòa thượng. TS. Thích Gia Quang – Phó Chủ tịch Hội Đồng Trị sự, Trưởng ban Thông tin – Truyền thông Trung ương GHPGVN

    Hòa thượng Thích Gia Quang – Trưởng Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có ý kiến cho rằng: “Quán bar đó không phù hợp với tên gọi, lấy tên là Đức Phật để làm tên quán trong khi hoạt động kinh doanh của quán lại không mang ý nghĩa như trong Đạo Phật. Theo ý kiến của tôi, chủ cửa hàng cần phải đổi lại tên quán, thay dỡ các tranh tượng Đức Phật trong không gian quán và thay bằng tranh ảnh khác cho phù hợp. Việc quán bar hoạt động, kinh doanh vui chơi như vậy mà lấy tên là “Đức Phật” đó như là sự xúc phạm đối với Đạo Phật, xúc phạm tới Phật tử và những người yêu mến Đạo Phật. Với ý kiến cá nhân, tôi yêu cầu chủ quán bar đổi lại tên này, nếu chủ quán không đổi thì yêu cầu các cơ quan văn hóa, lãnh đạo địa phương vào cuộc xử lý để bảo vệ sự tôn nghiêm và nét đẹp trong văn hóa của Đạo Phật”.

    “Hành động và lời nói cần phải phù hợp với chuẩn mực xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là sự tôn nghiêm và kính trọng trong bất kỳ tôn giáo nào”.

    Phật tử Minh Chính chia sẻ: “Chủ của “Buddha Bar” dù có là Phật tử hay không hoặc theo một tín ngưỡng tôn giáo khác thì vẫn phải tôn trọng hình ảnh của Đức Phật, bởi vì đó là hình ảnh đại diện cho một tôn giáo. Đó là niềm tin, là sự kính trọng với cộng đồng tín đồ Phật giáo, không chỉ ở trong mà còn ngoài nước. Rượu thịt nằm trong năm giới cấm của nhà Phật, vậy mà quán lại lấy tên là “Buddha Bar”, kinh doanh những mặt hàng này, lấy hình Đức Phật bài trí khắp nơi trong quán. Tôi cảm thấy niềm tin tôn giáo của mình đang bị xúc phạm.”

    Cần trả lại sự trang nghiêm cho hình tượng Đức Phật - một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí tuệ, từ bi…

    Cần trả lại sự trang nghiêm cho hình tượng Đức Phật – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí tuệ, từ bi…

    Đồng quan điểm, Phật tử Thanh Tâm nhận định: “Tôn giáo nào cũng hướng con người ta đến với cái thiện, cái mỹ, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi tín đồ để họ sống tốt hơn, có ích cho xã hội. Dù chủ quán bar Buddha có hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì cũng cần tôn trọng đức tin của người khác. Hành động và lời nói cần phải phù hợp với chuẩn mực xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là sự tôn nghiêm và kính trọng trong bất kỳ tôn giáo nào”.

    Được biết quán bar Buddha là một chuỗi nhà hàng, quán bar, spar của Pháp, có mặt tại thủ đô và thành phố của nhiều nước như Luân Đôn, Du-bai, Manila…

    Quán bar Buddha là một chuỗi nhà hàng, quán bar, spar của Pháp, có mặt tại thủ đô và thành phố của nhiều nước như Luân Đôn, Du-bai, Manila…

    Quán bar Buddha là một chuỗi nhà hàng, quán bar, spar của Pháp, có mặt tại thủ đô và thành phố của nhiều nước như Luân Đôn, Du-bai, Manila…

    Yêu cầu chính quyền, các cơ quan văn hoá thành phố Hồ Chí Minh sớm vào cuộc và xử lý nghiêm chủ quán bar Buddha trong việc sử dụng tên gọi, tranh ảnh, biểu tượng tôn giáo để kinh doanh…. Từ đó trả lại sự trang nghiêm cho hình tượng Đức Phật – một hình tượng tâm linh lớn là Đức Phật – người đại diện cho sự giác ngộ, thiền định, trí tuệ, từ bi…

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều