Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomePhật Giáo Quốc TếBhutan: Thủ Tướng Ấn Độ Thăm Tự Viện Simtoka Dzong

    Bhutan: Thủ Tướng Ấn Độ Thăm Tự Viện Simtoka Dzong

    Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi – người vừa có chuyến thăm hai ngày đến Bhutan – đã viếng thăm di tích lịch sử Simtoka Dzong ở Thimpu hôm thứ bảy, ngày 17/08/2019, vừa qua.

    Simtoka Dzong là di tích nổi tiếng, một tự viện Phật giáo cổ, hiện nay là một trong những học viện ngôn ngữ Dzongkha hàng đầu Bhutan.

    Ông Modi đã trồng một cây bách tại Simtoka Dzong với sự tham gia của người đồng cấp Bhutan, ông Lotay Tshering.

    - Advertisement -

    Được xây dựng vào năm 1629 bởi Shabdrung Namgyal – một vị lạt ma Phật giáo Tây Tạng, được xem là người đã thống nhất Bhutan thành một chính thể – Simtoka Dzong là một trong những pháo đài cổ nhất của vương quốc này, hoạt động như một tự viện và một trung tâm hành chính.

    Sau khi trồng cây kỷ niệm, thủ tướng Ấn Độ cũng đã gặp mặt các nhà sư của Simtoka Dzong. Sau cuộc gặp, ông Modi đã viết trên Tweeter: “Một sự kết nối tôn giáo có gốc rễ sâu xa! Thủ tướng Narendramodi và thủ tướng Bhutan cùng các nhà sư tại Simtoka Dzong – trung tâm văn hóa – tôn giáo quan trọng của Bhutan”.

    Trước đó, ông Modi và ông Tshering đã có bài phát biểu tại một cuộc họp báo chúng tại tự viện cổ nói trên sau khi khai trương nhiều dự án và chứng kiến các cuộc trao đổi song phương giữa hai quốc gia. Thủ tướng Ấn Độ đến Bhutan vào sáng ngày 17/08/2019 và đã có chuyến thăm hai ngày đến vương quốc trên đỉnh Himalya này. Đây là chuyến thăm thứ hai đến Bhutan của ông Modi và là chuyến thăm đầu tiên sau cuộc bầu cử hồi tháng năm năm nay.

    Simtoka Dzong được xây dựng năm 1629 bởi Zhabdrung Ngawang Namgyal, có chức năng như một tự viện và một trung tâm hành chính. Nó là “dzong” cổ nhất còn giữ được hình thức nguyên bản của mình. “Dzong” nghĩa là tự viện lâu đài. Kiến trúc của nó do Namgyal thiết kế, một phong cách lần đầu tiên xuất hiện tại Bhutan và rất được hoan nghênh. Một cuộc tấn công Simtoka Dzong được thực hiện bởi năm lạt ma bất mãn cấu kết với quân đội xâm lược Tây Tạng – những người chống lại việc tu tập Phật giáo của Simtoka Dzong dưới sự lãnh đạo của Zhabdrung. Nhóm tấn công đã bị đánh bại và lạt ma Palden – người lãnh đạo cuộc tấn công – đã tử trận. Một cuộc tấn công khác nhằm vào Simtoka Dzong vào năm 1630 bởi những người Tây Tạng cũng giành được thắng lợi ngắn ngủi cho đến khi một phần của kiến trúc này bị cháy và phần mái đổ xuống đã giết chết những kẻ xâm lược.

    Lần tái thiết và mở rộng đầu tiên của Simtoka Dzong hoàn thành vào năm 1670 bởi Mingyur Tenpa, tức Druk Desi (người cai quản) đời thứ ba. Công trình này đã trải qua nhiều đợt tôn tạo trong những năm sau này và lần tân trang gần đây nhất được thực hiện bởi các kiến trúc sư Nhật Bản.

    Dân Nguyễn (Dịch từ One India)

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều