Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Khác
    HomeTâm Linh- Huyền BíNhân quản luân hồiBên bờ sống chết, được cứu sống lại

    Bên bờ sống chết, được cứu sống lại

    Gia đình Liên xã niệm Phật ở Đài Trung do lão ân sư Bính Công tổ chức và đặt tên. Ban Song tu là một ban được lập hồi tháng 8 năm Dân quốc thứ 44, Ban trưởng Khâu Tâm Trí, Phó Ban trưởng Lâm Đức Kim, Lý Trần Trù, đều là những người rất nhiệt tâm khuyên người niệm Phật.

    13 năm trở lại đây, cứ hai tuần giảng Phật pháp một lần, chưa từng gián đoạn. Mỗi lần trước khi giảng có cư sĩ Triệu Đàm Thuyên và phu nhân Lệ Lượng hướng dẫn khóa tụng, cho nên ban viên mọi người gần như đều thuộc lòng kinh chú.

    Ngày 20 tháng 4 âm lịch lần này lúc học nhơn (lời khiêm xưng của bút giả Khán Trị) đang giảng “Khuyên tu pháp môn niệm Phật”, nhắc lại chuyện cảm ứng của vị Liên hữu Lý Chuẩn cứu A Châu. Lúc đó, trong hội giảng có một vị liên hữu họ Tiêu tên Hiệp, nhà ở đường Thái Bình, tức thời đứng dậy nói với mọi người: “Tôi có thể chứng minh đích thật là có ma quan tài, do vì em gái tôi hồi hai tháng trước suýt nữa bị nó hại chết.

    Em gái tôi tên là Tuyết ở làng Bán Bình Lịch, vào hai tháng trước, A Tuyết sau khi sanh hơn hai mươi ngày còn chưa đủ tháng, sáng sớm hôm đó bỗng nghe một hồi chiêng trống của một đội nhạc, bà mẹ chồng ở nhà kế bên, nhìn không rõ ràng, cứ mãi kêu: “Tuyết à, đi ra nhanh xem đón thần, thật là vui nhộn quá!”. A Tuyết từ trong phòng ló đầu ra xem, thì ra không phải đám rước thần, mà là đám tang khiêng một cỗ quan tài đi qua, tự dưng cảm giác lông tóc dựng đứng, quay mình vào phòng, liền nghe đau đầu, ớn lạnh phát sốt, em rể tôi liền mời bác sĩ chích thuốc, chẳng những không hiệu quả gì mà còn trầm trọng hơn.

    - Advertisement -

    A Tuyết liền kêu anh ta đi mượn xe hơi đến nhà tôi nhanh chóng chở tôi đến. Tôi vừa nhìn thấy A Tuyết em tôi tim đập liên hồi, nằm trên giường rên rỉ, lập tức đứng lên thắp ba nén hương cầu nguyện Phật, Bồ Tát gia hộ, lại cố sức niệm A Di Đà Phật và Quán Thế Âm Bồ Tát. Niệm khoảng nửa giờ đồng hồ và niệm chú đại bi vào nước cho nó uống. Sau khi A Tuyết uống nước chú đại bi liền nói đầu hết đau, tim cũng đập nhẹ lại nhiều, về sau sức khỏe hồi phục dần dần.

    Nhưng đời người thì tai nạn nhiều, phiền não nhiều. Sau hơn mười ngày, em rể tôi lại buồn bã đến đòi tôi lập tức lên xe hơi đến nhà nó. Tôi hỏi là có chuyện gì? Em rể tôi nói: Bé Anh, đứa con gái sáu tuổi của nó bị bệnh sởi bỗng nhiên biến chứng không biết việc gì hết, hiện đặt nằm trên gạch chỉ còn có hơi thở yếu ớt. Khi tôi đến nhà em gái xem, con bé Anh bình thường rất là lanh lợi, bây giờ đang nằm trên nền gạch dáng vẻ như sắp dứt thở, rất nhiều người hàng xóm đều đang than thở tiếc thương. Tôi liền cũng y như lần trước lớn tiếng niệm A Di Đà Phật và Cứu khổ Cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát và niệm chú Đại bi vào nước, dùng muỗng canh đút nước vào miệng của bé.

    Thật là Phật pháp vô biên không thể nghĩ bàn, con mắt ngây dại của bé Anh đã biết nhìn xem người rồi. Lúc đó những người hàng xóm đứng phân ra hai bên trái, phải. Tiếng kêu bên trái: “Anh à!”, thì đầu của bé Anh quay qua bên trái nhìn người; tiếng kêu bên phải “Anh à!”, thì đầu của bé Anh quay qua bên phải nhìn người. Lúc đó mọi người đều khen ngợi bà chị vợ thỉnh được Phật tổ lại cứu sống được bé Anh, về sau cho uống thuốc liền có hiệu nghiệm, sức khỏe cũng hồi phục lại dần dần”.

    Tiêu Hiệp nói đến đây, trong hội chúng mọi người đều nghe thấy, tôi liền hỏi cô ta: “Cô đã biết sự lợi ích của việc niệm Phật, tại sao lại không dạy em gái cô xưng niệm danh hiệu Phật, hai thời sớm tối để có thể ai ăn nấy no, tội nghiệp của người nào thì người đó tự tiêu, tự mình biết niệm há chẳng lợi ích còn lớn hơn sao?”. Tiêu Hiệp đáp: “Tôi đã có dạy nó niệm, tôi còn thỉnh Tây phương Tam Thánh về an vị cho nó rất trang nghiêm, nhưng mà bốn đứa con nhỏ của nó cứ quấn lấy bên mình, không rảnh để nghe Phật pháp, làm sao mà có thể niệm được như pháp đây? Tôi từ ba năm nay nghe bà giảng pháp môn Tịnh độ không hề gián đoạn, hiện nay đi, đứng, ngồi, nằm tâm không rời Phật, Phật không rời tâm, quyết định đời này thoát khỏi biển khổ sanh tử này”. Tôi nghe xong rất là khen ngợi, nếu không phải cô ta dụng công em gái và cháu gái ngay nơi bờ vực sanh tử được?

    (Trích cuốn sách “Những Chuyện Niệm Phật Mắt Thấy Tai Nghe” – Tác giả: Nữ cư sĩ Lâm Khán Trị – Việt dịch: Thích Hoằng Chí).

    Lâm Khán Trị

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều