Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Khác
    HomeDu Lịch- Hành Hương9 Ngôi Chùa Đẹp Mê Đắm Của Việt Nam

    9 Ngôi Chùa Đẹp Mê Đắm Của Việt Nam

    Nhờ vị trí và lịch sử của mình, Việt Nam sở hữu nhiều ngôi chùa tráng lệ của Phật giáo, Đạo giáo, Đạo Cao Đài và thậm chí là những ngôi đền dành cho ngư dân thờ phụng vị thần Cá Ông của họ…

    Dưới đây là 9 ngôi chùa đẹp mê đắm ở Việt Nam theo đánh giá của Wanderlust.

    1. Chùa Trấn Quốc, Hà Nội

    Chùa Trấn Quốc về đêm (Nguồn: Shutterstock)

    Nằm ở mạn bờ đông nam của Hồ Tây, Hà Nội, Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất trong thành phố. Được xây dựng từ thời Lý Nam Đế vào thế kỉ thứ sáu, ngôi chùa này là một ốc đảo của nét đẹp thanh bình và tĩnh tại giữa lòng thành phố hơn 1.400 năm qua.

    - Advertisement -

    Điểm nổi bật nhất của Chùa Trấn Quốc là tòa tháp chính cao 11 tầng bao quanh bởi một ngôi điện dành cho dâng hương và một bảo tàng chứa đầy hiện vật lịch sử. Bạn cũng có thể tìm thấy một cây bồ đề được trồng trong khuôn viên chùa, là một nhánh được cắt từ cây Bồ đề linh thiêng ở Ấn Độ, nơi Đức Phật đã ngồi dưới gốc cây và đắc đạo.

    1. Chùa Cao Đài, Tây Ninh

    Các tín đồ bên trong Chùa Cao Đài. (Nguồn: Shutterstock)

    Nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 100km về phía đông bắc, Chùa Cao Đài giống như ngọn núi vạn hoa của sắc màu, biểu tượng và ý tưởng – nơi tọa lạc của Đạo Cao Đài.

    Được thành lập vào năm 1921 dựa trên ý niệm mọi tôn giáo đều cơ bản như nhau, những người Cao Đài đã kết hợp Ấn Độ giáo, Do Thái giáo, Bái hỏa giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo thành một tôn giáo độc thần riêng biệt.

    Chùa Cao Đài ở Tây Ninh là trung tâm của tòa thánh, nơi các tín đồ hành lễ trong những chiếc áo choàng dài màu trắng. Rất dễ nhận ra các chức sắc của Đạo Cao Đài vì họ không mặc áo choàng màu trắng mà mặc áo choàng màu xanh hoặc đỏ. Các chức sắc có Mắt thần – biểu tượng quan trọng nhất của tôn giáo này, được thêu trên những chiếc mũ đội đầu của họ.

    1. Chùa Thiên Mụ, Huế

    Chùa Thiên Mụ, Huế. (Nguồn: Shutterstock)

    Chùa Thiên Mụ (hay còn được gọi là Chùa Linh Mụ) nằm trên đỉnh một ngọn đồi bên ngoài trung tâm thành phố. Tòa tháp hình bát giác cao 21m của ngôi chùa này đem đến tầm nhìn ngoạn mục về Sông Hương và Hoàng thành. Chùa Thiên Mụ trở thành một biểu tượng không chính thức của thành phố Huế.

    Đầu những năm 1960, ngôi chùa này trở thành điểm nóng của phong trào đấu tranh chính trị, là tâm điểm cho sự bất mãn của đa số Phật tử với chế độ cầm quyền Ngô Đình Diệm. Đây là nơi ở của Thích Quảng Đức, nhà sư đã tự thiêu năm 1963. Ngài đã rời Chùa Thiên Mụ đi vào Sài Gòn, đậu xe bên đường, bước ra khỏi xe và tự thiêu. Ở Chùa Thiên Mụ bạn có thể thấy chiếc Austin cũ mà ngài đã dùng để đi vào Sài Gòn.

    1. Chùa Hương, Hà Nội

    Chùa Hương. (Nguồn: Shutterstock)

    Là một phần trong quần thể đền chùa Phật giáo rộng lớn được xây dựng trên dãy núi Hương Tích, Chùa Hương cũng là nơi diễn ra một lễ hội tôn giáo lớn thường niên thu hút rất đông người hành hương từ khắp Việt Nam.

    Được xây dựng lần đầu ở thế kỉ 15, Chùa Hương được bao quanh bởi những khu rừng rậm và dòng chảy xiết. Đừng quên ghé thăm Hang Hương Tích – nơi có một ngôi đền nhỏ và là một điểm hành hương rất nổi tiếng. Lối vào hang được ví von giống với miệng của một con rồng.

    1. Chùa Giác Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

    Lung linh Chùa Giác Lâm. (Nguồn: Shutterstock)

    Dù chỉ được xây dựng vào năm 1744 nhưng Chùa Giác Lâm vẫn là ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Nó cũng được xem là ngôi chùa rực rỡ nhất thành phố: Ngôi chùa như một ngọn hải đăng vàng chóe mọc lên từ những khu vườn có tường bao quanh.

    Chùa Giác Lâm có một cây bồ đề và xá lợi Phật được giữ trên tầng cao nhất của ngôi chùa. Chánh điện của ngôi chùa có một bức tượng Đức Phật A Di Đà được bao quanh bởi năm bức chạm khắc có kích thước nhỏ hơn. Chùa Giác Lâm có một chiếc chuông đồng, vốn rất quen thuộc với những người cao tuổi ở thành phố này. Hãy thỉnh chuông và lời cầu nguyện của bạn sẽ thành hiện thực.

    1. Chùa Bái Đính, Ninh Bình

    Chùa Bái Đính – quần thể chùa lớn nhất Việt Nam. (Nguồn: Shutterstock)

    Chào mừng bạn đến với khu phức hợp Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á: tổ hợp chùa, tháp và 500 tượng La Hán được chạm khắc tinh xảo, nằm ở địa phận tỉnh Ninh Bình.

    Với sự hòa trộn say đắm của cổ kính và hiện đại, các công trình đa dạng từ những ngôi đền cổ nằm gọn trong các hang động đến ngọn tháp chính cao 32m đem đến cái nhìn đáng kinh ngạc khắp các lung thũng và núi non. Bức tượng đồng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bên trong Điện Pháp Chủ cao 10m, nặng 100 tấn, được công nhận là bức tượng lớn nhất Việt Nam.

    1. Văn Miếu, Hà Nội

    Văn Miếu về đêm. (Nguồn: Shutterstock)

    Được xây dựng vào năm 1070 để tôn vinh Khổng Tử, Văn Miếu ở Hà Nội còn là nơi tọa lạc của Quốc Tử Giám – trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Văn Miếu được xem là một trong những ví dụ điển hình nhất của kiến trúc Việt Nam theo phong cách truyền thống và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất ở Hà Nội.

    Đây chắc chắn là một địa điểm đáng ghé thăm nếu bạn là một người trầm ngâm. Khuôn viên của Văn Miếu có Hồ Văn, Giếng Thiên Quang và nhiều thư viện với những chiếc kệ oằn mình dưới sức nặng của các kinh sách cổ xưa – lâu đời như chính bản thân Văn Miếu vậy. Bạn nên đến sớm để tránh đám đông. Và không có gì ngạc nhiên khi địa điểm đẹp như tranh vẽ này đã trở thành nơi ưa thích chụp ảnh cưới và ảnh tốt nghiệp.

    1. Chùa Ngọc Hoàng, Thành phố Hồ Chí Minh

    Chùa Ngọc Hoàng. (Nguồn: Shutterstock)

    Chùa Ngọc Hoàng (hay Điện Ngọc Hoàng, Phước Hải Tự, Chùa Đa Kao) nhìn bề ngoài có vẻ cổ xưa nhưng thực ra ngôi chùa này mới chỉ được xây dựng vào đầu thế kỉ 20. Ngôi chùa này được xây dựng bởi cộng đồng di dân Quảng Đông, những người theo Phật giáo Đại thừa. Chùa Ngọc Hoàng được coi là một trong năm ngôi chùa quan trọng nhất của Thành phố Hồ Chí Minh.

    Tất nhiên, ngôi chùa này luôn đông đúc, đó có lẽ là lời giải thích cho sự hấp dẫn của nó. Rất nhiều người dân địa phương đến đây cầu nguyện, cúng dường, thắp nến, dâng hương.

    1. Vạn Thủy Tú, Bình Thuận

    Một ngư dân đến Vạn Thủy Tú. (Nguồn: Shutterstock)

    Còn được biết đến là Đình Cá Ông, Vạn Thủy Tú là ngôi đình cổ nhất ở Phan Thiết, Bình Thuận, và là một trong số ít nơi thờ thần Nam Hải – một vị thần hiện diện qua hàng trăm bộ xương cá voi được thờ phụng ở đây.

    Nằm trên đường Ngư Ông, Vạn Thủy Tú cất giữ hơn 500 bộ xương cá voi, được các ngư dân địa phương bảo quản và thờ phụng qua nhiều năm. Vạn Thủy Tú còn có thuyền câu, nón, đồ tạo tác từ thời Nguyễn. Tuy nhiên, niềm tự hào của Vạn Thủy Tú lại là bộ xương Cá Ông dài 22m, được cho là lớn nhất Đông Nam Á.

    Dân Nguyễn (Theo Wanderlust)

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    - Advertisement -
    Tin tức khác
    - Advertisment -

    Xem nhiều